Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 86
Số lượng câu trả lời 45
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Hồng Nhung

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 56. Ôn tập cuối năm

Câu hỏi:

Câu 51: Hóa chất nào sau đây không dùng để tẩy trắng ?

A. Khí SO2. B. Nước clo.

C. Nước gia – ven. D. Dung dịch NaOH.

Câu 52: Dẫn khí clo vào cốc đựng nước,

A. chỉ xảy ra hiện tượng hóa học.

B. chỉ xảy ra hiện tượng vật lí.

C. xảy ra cả hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

D. không xảy ra hiện tượng gì.

Câu 53: Tính chất nào sau đây không phải là của clo ?

A. Là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. B. Nhẹ hơn không khí.

C. Là một phi kim hoạt động mạnh. D. Là khí độc, tan được trong nước.

Câu 54: Cacbon đioxit không tác dụng với

A. CuO. B. Dung dịch Ca(OH)2.

C. CaO. D. dung dịch NaOH.

Câu 55: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với clo ?

A. NaCl. B. Cu(OH)2. C. NaOH. D. HCl.

Câu 56: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí cacbonic ?

A. Quang hợp của cây xanh.

B. Quá trình hô hấp của người và động vật.

C. Sản xuất vôi sống.

D. Đốt cháy khí đốt tự nhiên.

Câu 57: Cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 với tỉ lệ . Dung dịch sau phản ứng chứa chất tan nào sau đây ?

A. Ca(HCO3)2 và Ca(OH2) dư. B. Ca(HCO3)2 và CaCO3.

C. Ca(HCO3)2. D. CaCO3.

Câu 58: Người ta sục khí clo vào nước sinh hoạt (nước máy, nước bể bơi …) nhằm mục đích

A. bổ sung thêm khoáng chất. B. khử trùng nước.

C. làm trong nước. D. tẩy màu nước.

Câu 59: Một em học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một mẩu giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó sục khí CO2 vào ống nghiệm. Tiếp tục đun nóng ống nghiệm. Màu của giấy quỳ tím biến đổi như thế nào ?

A. Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, sau khi đun lại chuyển thành màu tím.

B. Từ đầu đến hết thí nghiệm quỳ tím vẫn không đổi màu.

C. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau khi đun lại chuyển thành màu tím.

D. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau khi đun vẫn giữ nguyên màu.

Câu 61: Khí CO sinh ra thường lẫn một phần khí CO2. Để thu được khí CO tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí qua lượng dư

A. dung dịch NaCl. B. dung dịch Ca(OH)2.

C. dung dịch HCl. D. nước.

Câu 62: Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần :

A. F, O, N, P, As. B. As, P, N, O, F.

C. As, P, N, F, O. D. O, As, N, P, F .

Câu 63: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. X thuộc chu kì 3. B. X là nguyên tố phi kim .

C. X ở ô nguyên tố thứ 12. D. X thuộc nhóm II.

Câu 64:

Clo không tác dụng được với chất nào sau đây ?

A. O2. B. H2. C. Nước. D. Fe.

Câu 65: Có 3 khí đựng riêng biệt trong lọ là: clo, hiđro clorua, oxi. Để nhận biết từng khí trong mỗi lọ, ta dùng

A. quỳ tím ẩm. B. dung dịch NaOH.

C. nước cất. D. dung dịch HCl.

Câu 66: Người ta không sử dụng CO2 để

A. chữa cháy. B. sản xuất nước giải khát có gaz, sôđa, … .

C. sản xuất phân đạm, sođa. D. làm nhiên liệu.

Câu 67: Khí CO2 bị coi là chất làm ô nhiễm môi trường vì

A. CO2 độc.

B. CO2 cần cho cây xanh quang hợp.

C. CO2 không duy trì sự sống và sự cháy.

D. CO2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.

Câu 68: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt : oxi, hiđro, clo và cacbon đioxit. Để nhận biết mỗi khí trên, ta dùng

A. quỳ tím và tàn đóm đỏ. B. nước vôi trong và quỳ tím ẩm.

C. quỳ tím ẩm và tàn đóm đỏ. D. quỳ tím ẩm và và nước vôi trong.

Câu 69: Chất nào sau đây không phải là dạng thù hình của cacbon ?

A. Cacbon vô định hình. B. Cacbon đioxit.

C. Kim cương. D. Than chì.

Câu 70: Cho các chất S, C, Cu, Zn lần lượt tác dụng với oxi. Số chất tác dụng tạo ra sản phẩm tác dụng được với dung dịch bazơ là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 71: Trong công nghiệp, khí clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân có màng ngăn

A. dung dịch NaCl bão hòa. B. dung dịch Na2SO4 bão hòa.

C. dung dịch Na2CO3 bão hòa. D. nước cất.

Câu 72: Cacbon đioxit là

A. oxit bazơ. B. oxit lưỡng tính.

C. oxit axit. D. oxit trung tính.

Câu 73: Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như là không đổi là vì

A. CO2 hòa tan trong nước mưa.

B. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2, mặt khác một lượng CO2 được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và động vật, ....

C. CO2 bị phân hủy bởi nhiệt.

D. CO2 không có khả năng tác dụng với các chất khác trong không khí.

Câu 74: CO2 sinh ra trong quá trình phân hủy một số hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. Khí này thường tích tụ ở đáy giếng khơi, trên nền hang sâu là do

A. CO2 ít tan trong nước.

B. CO2 là khí nhẹ hơn không khí.

C. CO2 là khí nặng hơn không khí.

D. CO2 không duy trì sự sống và sự cháy.

Câu 75: Cacbon oxit tác dụng được với

A. CaO. B. O2. C. Al2O3. D. CO2.

Câu 76: Trong chu kì, đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử

A. tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

B. tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

C. tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố giảm dần .

D. tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

Câu 77: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

B. Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở cả ba trạng thái: rắn, lỏng và khí.

C. Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

D. Một số phi kim như flo, clo, brom, iot độc.

Câu 78: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều

A. tăng dần của bán kính nguyên tử. B. giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử .

C. tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. tăng dần của khối lượng nguyên tử.

Câu 79: Hỗn hợp khí X gồm: O2, Cl2, SO2, CO2. Dẫn khí X từ từ qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Khí thoát ra khỏi dung dịch là

A. Cl2. B. SO2. C. CO2. D. O2.

Câu 80: CaCO3 tác dụng được với

A. dung dịch H2SO4. B. dung dịch NaCl.

C. nước. D. dung dịch NaOH

Câu 81: Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau : muối sunfat tan muối sunfat không tan. Công thức hóa học của oxit axit (1) là

A. CO. B. SO3. C. SO2. D. CO2

Câu 82: Dãy gồm các phi kim mạnh là :

A. Si, Cl2, F2. B. F2 , O2, Cl2,.

C. P, S, Cl2. D. F2, O2, C.

Câu 83: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của cacbon ?

A. Tính cháy được. B. Tác dụng với kim loại.

C. Khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao. D. Tính hấp phụ.

Câu 84: Trong nước clo có chứa chất X có tính oxi hóa mạnh làm cho nước clo có tính tẩy màu và khử trùng. Tên của chất X là

A. axit hipoclorơ. B. clo. C. nước. D. axit clohiđric.

Câu 85: Cacbon không tác dụng với

A. CuO. B. Fe2O3. C. dung dịch NaOH. D. O2.

Câu 86: Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm ?

A. NaCl và MnO2. B. HCl và NaOH. C. NaCl và H2SO4. D. HCl và MnO2.

Câu 88: Cacbon oxit là

A. oxit lưỡng tính. B. oxit bazơ.

C. oxit trung tính. D. oxit axit.

Câu 89: Khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy là do

A. khí CO2 duy trì sự cháy.

B. khí CO2 nặng hơn không khí và tác dụng được với oxi.

C. khí CO2 nặng hơn không khí và không tác dụng được với oxi.

D. khí CO2 nhẹ hơn không khí và không tác dụng được với oxi.

Câu 90: Phản ứng hóa học nào sau đây không chứng tỏ axit cacbonic là một axit yếu hơn axit HCl và là axit không bền ?

A. . B. .

C. . D. .

Câu 91: Dẫn khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch chứa hai muối

A. KCl và KClO4. B. KCl và KClO. C. KCl và KClO3. D. KCl và KClO2.

Câu 92: Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp,

A. khí hidro thu được ở điện cực dương. B. khí clo thu được cả hai điện cực.

C. khí clo thu được ở điện cực dương. D. khí clo thu được ở điện cực âm.

Câu 93: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Cacbon là một phi kim hoạt động hóa học yếu.

B. Than gỗ, than xương … mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính.

C. Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là các hợp chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

D. Trong các dạng thù hình của cacbon, cacbon vô định hình hoạt động hóa học nhất.

Câu 94: Khí nào sau đây có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi ?

A. Cabon đioxit. B. Cacbon oxit. C. Clo. D. Hiđro.

Câu 95: NaHCO3 không được gọi là

A. natri hiđrocacbonat. B. natri bicacbonat.

C. natri cacbonat. D. thuốc muối.

Câu 97: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự chuyển hóa cacbon trong tự nhiên diễn ra không thường xuyên, liên tục, tạo thành một chu trình khép kín.

B. Na2CO3 (sôđa) dùng để nấu xà phòng, thủy tinh.

C. CaCO3 dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng.

D. NaHCO3 làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa.

Câu 98: Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH với tỉ lệ . Dung dịch sau phản ứng chứa chất tan nào sau đây ?

A. Na2CO3. B. NaHCO3 và Na2CO3.

C. Na2CO3 và NaOH dư. D. NaHCO3.

Câu 100: Có những chất sau: NaHCO3, Ca(OH)2, CaCl2, CaCO3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

II – Bài tập

Câu 32: Cho 11,2 gam sắt vào bình khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Tính thể tích khí clo (đktc) tham gia phản ứng?

A. 3,36 lít. B. 6,72lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.

Câu 33: Cho 8,1 gam kim loại M thuộc nhóm III trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với axit sunfuric loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). M là

A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Cr.

Câu 34: Khối lượng đá vôi chứa 80% CaCO3 cần dùng để sản xuất được 1 tấn vôi sống CaO (biết hiệu suất phản ứng đạt 85%) là

A. 2,63 tấn. B. 1,90 tấn. C. 1,68 tấn. D. 2,36 tấn.

Câu 35: X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hỗn hợp A chứa 2 muối của X, Y với natri. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A phải dùng 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Hai nguyên tố X, Y là :

A. Clo và brom. B. Brom và iot.

C. Flo và clo. D. Clo và iot .

Câu 36: Cho 25 gam muối cacbonat kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 5,6 lít khí cacbonic (đktc). Công thức phân tử của muối cacbonat là

A. Na2CO3. B. MgCO3. C. CaCO3. D. K2CO3.

Câu 37: Cho 34,8 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của natri hipoclorit trong A là

A. 1,6M. B. 0,8M. C. 1M. D. 2M.

Câu 38: Cho 2,24 lít khí clo (đktc) tác dụng với H2 dư. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 100 gam nước thu được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là

A. 3,65%. B. 3,43%. C. 7,3%. D. 6,80%.

Câu 39: Cho 448 ml khí CO2 tác dụng với 20 gam dung dịch NaOH 6% thu được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của muối trung hòa trong dung dịch A là

A. 10,20%. B. 5,08%. C. 4,02%. D. 6,12%.

Câu 40: Dẫn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 700 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 2 gam. B. 4 gam. C. 5 gam. D. 10gam.

Câu 41:

Oxit của phi kim R có công thức chung là RO3 trong đó chứa 40% R. R là nguyên tố nào sau đây ?

A. S. B. P. C. N. D. C.

Câu 42: Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với HCl, thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm theo khối lượng kim loại có nguyên tử khối lớn hơn là

A. 53,85%. B. 76,92%. C. 23,08%. D. 46,15%.

Câu 43: Cho 2 kim loại Fe và Cu tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được 25,4 gam muối. Thể tích dung dịch HCl 10% (D=1,0 g/ml) cần dùng là

A. 100 ml. B. 146 ml C. 200 ml. D. 73 ml

Câu 44: Nung 19,15 gam hỗn hợp A gồm CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi tạo ra hỗn hợp kim loại và khí CO2. Toàn bộ lượng khí CO2 vào nước vôi trong dư thu được 7,5 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp A là

A. 41,78%. B. 58,22%. C. 50,22%. D. 49,78%.

Câu 45: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm CaCO3, MgCO3 phản ứng với dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch A và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ phần trăm của muối canxi trong dung dịch thu được là

A. 5,55%. B. 5,30%. C. 6,22%. D. 5,12%.

Câu 46: Nung hỗn hợp 8,4 gam sắt và 3,2 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với khí hiđro là

A. 12,67. B. 18. C. 8,5. D. 7,5.

Câu 47: Trong bình chữa cháy có chứa 980 gam H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3. Thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy là

A. 448 lít. B. 2240 lít. C. 4480 lít. D. 224 lít.

Câu 48: Cho 4,6 gam kim loại M thuộc nhóm I trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước, thu được 2,24 lít khí (đktc). M là

A. Ca. B. K. C. Li. D. Na.

Câu 49: Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon làm nhiên liệu. Biết 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kJ. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon là

A. 20000 kJ. B. 147750 kJ. C. 164166 kJ. D. 150000 kJ..

Câu 50: Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4%. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được là

A. 4,69%. B. 8,1%. C. 4,92%. D. 7,97%.

Câu 51: Tiến hành điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl bão hòa thu được 4,48 lít khí Cl2 (ở đktc). Khối lượng NaCl bị điện phân là

A. 8,775 gam. B. 11,70 gam. C. 23,4 gam. D. 5,85 gam.

Câu 52: Cho 8 gam kim loại thổ tác dụng hết với axit sunfuric loãng, thu được 4,48 lít khí (đktc). Kim loại đó là

A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Fe.

Câu 53: Nung hỗn hợp 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất của phản ứng là

A. 75%. B. 90%. C. 80%. D. 44,8%.

Câu 54: Đốt cháy 1,2 gam cacbon trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc). Giả sử phản ứng cháy chỉ tạo thành cacbon đioxit. Dẫn toàn bộ khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15. B. 30. C. 20. D. 10.

Câu 55: Cho V lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M, thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 2,24 hoặc 11,2. B. 2,24 hoặc 6,72. C. 11,2. D. 2,24.

Câu 56: Cho 7,8 gam kim loại kiềm tác dụng hết với nước, thu được 2,24 lít khí (đktc). Kim loại đó là

A. Na. B. Li. C. K. D. Ca.

Câu 57: Dẫn 16 lít hỗn hợp khí A gồm CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí B. Để đốt cháy hoàn toàn khí B cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thành phần % về thể tích của mỗi khí trong A là :

A. 75% CO2 và 25% CO. B. 87,5% CO2 và 12,5% CO .

C. 12,5% CO2 và 87,5% CO . D. 25% CO2 và 75% CO.

Câu 58: Đem nung hỗn hợp hai oxit CuO và ZnO có tỉ lệ mol 1 : 1 với cacbon trong điều kiện thích hợp để oxit kim loại bị khử hết, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp oxit là

A. 52,17%. B. 49,69%. C. 48,01%. D. 50,16%.

Câu 59: Dẫn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% thu được dung dịch A và kết tủa. Nồng độ % của chất tan trong A là

A. 13,39%. B. 4,40%. C. 3,70%. D. 4,35%.

Câu 60: Nếu cho 1,20 gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng tối đa cacbon đioxit sinh ra là

A. 4,40 gam. B. 3,30 gam. C. 2,20 gam. D. 1,10 gam.

1.

Câu 61: Hấp thụ hết 2,688 lít (đktc) khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,3. B. 1. C. 2. D. 0,5.

Câu 62: Dẫn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được dung dịch A và kết tủa. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của chất tan trong A là

A. 0,5M. B. 0,2M. C. 0,25M. D. 0,1M.

Câu 63: Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm CaCO3, MgCO3 phản ứng với dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch A và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu là

A. 54,35% CaCO3 và 45,65% MgCO3. B. 45,65% CaCO3 và 54,35% MgCO3.

C. 56,35% CaCO3 và 43,65% MgCO3. D. 55,35% CaCO3 và 44,65% MgCO3.

Câu 64: Cho 16,25 gam muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư trong bình kín, thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức hóa học của muối là

A. FeCl4. B. FeCl. C. FeCl3. D. FeCl2.

Câu 65: Cho kim loại Al dư vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Dẫn khí tạo ra qua ống đụng CuO dư, nung nóng thì thu được 11,52 gam Cu. Hiệu suất của phản ứng là

A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 80%

Câu 66: Cho 8,1 gam kim loại hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 40,05 gam muối. M là kim loại nào sau đây?

A. Cu. B. Al. C. Cr. D. Fe.

Câu 67: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng dụng với dung dịch HCl dư. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được vào lọ đựng 50 gam dung dịch NaOH 40%. Khối lượng muối cacbonat thu được là

A. 10,6 gam. B. 10 gam. C. 21,2 gam. D. 8,4 gam.

Câu 68: Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn khí thoát ra khỏi ống sứ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng CuO đã dùng là

A. 12 gam. B. 8 gam. C. 16 gam . D. 4 gam.

Câu 69: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 đến phản ứng hoàn toàn, sau phản ứng thu được 2,72 gam hỗn hợp hai oxit và 1344 ml khí CO2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 5,63. B. 5,36. C. 6,42. D. 6,04.

Câu 70: Cho 23,6 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu tác dụng vừa hết với 91,25 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan. Phần trăm theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp bằng

A. 54,24%. B. 52,44%. C. 35,95%. D. 35,59%.