Chủ đề:
Bài 24: Tính chất của oxiCâu hỏi:
Ở nhiệt độ cao sắt cháy trong oxi theo sơ đồ phản ứng : Fe + O2 -> Fe3O4 . Bỏ 25,2g sắt vào bình phản ứng. Tính khối lượng Fe3O4 thu được trong các trường hợp:
a. Có dư khí oxi. b. Có 6,4 g khí oxi.
1. Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong một bình chứa 8g oxy. Sau phản ứng thu được 12,8g khí sufurơ SO2
a. Tính khối lượng lưu huỳnh đã cháy.
b. Tính khối lượng oxy thừa sau phản ứng.
2. Người ta cho một miếng nhôm 8,4g vào dung dịch H2SO4 . Sau phản ứng thu được 0,5g khí hidro. Biết sơ đồ phản ứng: Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2
a. Tính khối lượng H2SO4 đã phản ứng.
b. Tính khối lượng Al dư.
3. Cho 5,4g nhôm cháy trong bình có chứa 11,2g khí oxi. Hãy tính cho biết:
a. Chất nào còn dư, dư bao nhiêu gam?
b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.
1. Lập phương trình hoá học của phản ứng khử Fe2O3 ( sắt III oxit) bằng CO theo sơ đồ: Fe2O3 + CO -> Fe + CO2 . Biết rằng sau phản ứng sinh ra 16,8g sắt. Tính:
a) Khối lượng Fe2O3 và CO đã phản ứng.
b) Thể tích CO2 tạo ra ( đktc )
2. Cho sơ đồ phản ứng AlaOb + H2SO4 -> Alc(SO4)d +H2O
a) Thay a,b,c,d bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hoá học của phản ứng.
b) Biết rằng đã dùng hết 1,5 mol H2SO4, tính khối lượng AlaOb đã phản ứng và khối lượng nước tạo ra.
c) Tính khối lượng Alc(SO4)d theo hai cách.
a) Tính số mol và số nguyên tử Cl có trong 32.5g FeCl3
b) Tính khối lượng của NaOH để có số phân tử nhiều gấp 3 lần số nguyên tử Cl ở câu a
c) Tính số mol và số nguyên tử Al có trong 15.3g Al2O3
d) Tính khối lượng của HNO3 để có số phân tử nhiều gấp 4 lần số nguyên tử Al ở câu c
1. Lấy 130g kẽm cho tác dụng với dung dịch axit clohydric thu đc 272g kẽm clorua ZnCl2 và 4g khí hydro. Tính khối lượng axit clohydric đã phản ứng. Cho biết nguyên tử clo đã thay đổi liên kết như thế nào trước và sau phản ứng?
2. Biết đồng oxit bị khí hydro khử tạo thành đồng và nước. Cho biết khối lượng đồng oxit bị khử là 400g, khối lượng khí hydro đã dùng là 10g, khối lượng nước tạo ra là 90g. Tính khối lượng đồng sinh ra.