Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (1)

Lê Thu Dương

Chủ đề:

Chương II- Điện từ học

Câu hỏi:

Câu 1: Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có:

A.Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m2 . B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2 .

C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 . D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.

Câu 2: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ:

A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần . C. không đổi. D. Tăng 8 lần.

Câu 3: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l=100cm, tiết diện 2mm2, điện trở suất

r=1,7.10-8Wm. Điện trở của dây dẫn là :

A. 8,5.10 -2 W. B. 0,85.10-2W. C. 85.10-2 W. D. 0,085.10-2W.

Câu 4: Nhận định nào là không đúng :

A. Điện trở suất của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

B. Chiều dài dây dẫn càng ngắn thì dây đó dẫn điện càng tốt.

C. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng tốt.

D. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng kém.

Câu 5: Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện

d = 2mm, điện trở suất r = 2,8.10-8Wm , điện trở của dây dẫn là :

A.5,6.10-4 W. B. 5,6.10-6W. C. 5,6.10-8W. D. 5,6.10-2W.

Câu 6: Hai dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện, điện trở dây thứ nhất lớn hơn điện trở dây thứ hai gấp 2 lần, dây thứ nhất có điện trở suất r = 1,6.10 -8 W m, điện trở suất của dây thứ hai là :

A. 0,8.10-8Wm. B. 8.10-8Wm. C. 0,08.10-8Wm. D. 80.10-8Wm.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng:

A. Điện trở của một dây dẫn ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây dẫn dài .

B. Một dây nhôm có đường kính lớn sẽ có điện trở nhỏ hơn một sợi dây nhôm có đường kính nhỏ .

C. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt.

D. Nếu người ta so sánh hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn sẽ có điện trở lớn hơn.

Câu 8: Nhận định nào là không đúng?

Để giảm điện trở của dây dẫn người ta:

A. Giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.

B. Dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.

C. Tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.

D. Tăng tiết diện của dây dẫn.

Câu 9: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I.

A. P= U.I. B. P = . C. P= . D. P=I 2.R .

Câu 10: Công suất điện cho biết:

A. Khả năng thực hiện công của dòng điện .

B. Năng lượng của dòng điện.

C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.

Câu 11: Trên một bóng đèn có ghi 12 V– 6W .

A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A.

B. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A.

C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A.

D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A.

Câu 12: Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W. Điện trở của nó là .

A. 0,5 W . B. 27,5W . C. 2W. D. 220W.

Câu 13: Chọn câu trả lời sai:

Một quạt điện có ba nút điều chỉnh tốc độ quay nhanh theo thứ tự tăng dần của các nút (1), (2) và (3). Công suất của quạt khi bật:

A. Nút (3) là lớn nhất. B. Nút (1) là lớn nhất.

C. Nút (1) nhỏ hơn công suất nút (2). D. Nút (2) nhỏ hơn công suất nút (3).

Câu 14: Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết:

A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút .

C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.

D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức.

Câu 15: Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định mức 5A. điện trở suất là 1,1.10-6Wm và tiết diện của dây là 0,5mm2, chiều dài của dây là:

A .10m. B. 20m. C. 40m. D. 50m.

Câu 16: Hai bóng đèn, một cái có công suất 75W, cái kia có công suất 40W, họat động bình thường dưới hiệu điện thế 120V. Khi so sánh điện trở dây tóc của hai bóng đèn thì:

A. Đèn công suất 75W có điện trở lớn hơn. B. Đèn công suất 40W có điện trở lớn hơn.

C. Điện trở dây tóc hai đèn như nhau. D. Không so sánh được.

Câu 17: Trong công thức P = I2.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất:

A. Tăng gấp 2 lần. B. Giảm đi 2 lần. C. Tăng gấp 8 lần. D. Giảm đi 8 lần.

Câu 18: Hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V.

A. Hai đèn sáng bình thường .

B. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường .

C. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường .

D. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường .

Câu 19: Năng lượng của dòng điện gọi là:

A. Cơ năng. B Nhiệt năng. C Quang năng. D Điện năng.

Câu 20: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.

B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.

C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng

Câu 21: Thiết bị điện nào sau đây khi hoạt động đã chuyển hoá điện năng thành cơ năng và nhiệt năng?

A.Quạt điện. B. Đèn LED. C. Bàn là điện. D. Nồi cơm điện.

Câu 22: Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là:

A. A = U.I2.t B A = U.I.t C A = U2.I.t D A =

Câu 23: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,5A. Công của dòng điện sản ra trên đoạn mạch đó trong 10 giây là

A. 6J B. 60J C. 600J D. 6000J

Câu 24: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là:

A. 90000J B. 900000J C. 9000000J D. 90000000J

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Khi mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 75W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 200V, một học sinh cho rằng công suất tiêu thụ của bóng đèn vẫn là 75W. Theo em, kết luận như vậy có đúng không? Tại sao? Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Bài 2. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 6 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 4 số. Tính điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.

Bài 3. Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 200W trong 9 giờ 1 ngày.

a) Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư.

b) Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày.

c) Tính tiền điện của mỗi hộ và của cả khu dân cư trong 30 ngày với giá điện 1500đ/kWh.

Bài 4. Trên một bóng đèn điện có ghi 220V – 100W. Mỗi ngày đèn thắp sang trung bình 8 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) biết rằng hiệu điện thế nơi dùng điện là 220V.

Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 9

Câu hỏi:

Câu 1. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. có nền kinh tế phát triển nhất.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. Lĩnh vực được Nhật Bản tập trung sản xuất là

A. công nghiệp dân dụng.

B. công nghiệp phần mềm.

C. Công nghiệp xây dựng.

D. Công nghiệp hành không vũ trụ.

Câu 4. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ - Anh - Pháp.

B. Mĩ - Đức - Nhật Bản.

C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.

D. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.

Câu 5. Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chi phí quốc phòng thấp.

B. Con nguời năng động,sáng tạo.

C. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Câu 6. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản

A. có nền kinh tế phát triển nhất.

B. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

D. lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8. Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản sau Chiên stranh thế giới thứ hai bộc lộ rõ nét nhất ở ý nào sau đây?

A. Từ 1950-1973, tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 20 lần.

B. Nhật là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

C. Năm 1968, tổng số sản phẩm quốc dân đứng thứ 2 thế giới tư bản sau Mĩ.

D. Từ một nước bại trận, khó khăn, thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành một siêu cường.

Câu 9. Để phát triển khoa học- kỹ thuật, ở Nhật xuất hiện những hiện tượng gì ít thấy trong thế giới tư bản?

A. Coi trọng giáo dục quốc dân- khoa học kỹ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp ứng dụng dân dụng.

C. Đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế về khoa học, công nghệ, kỹ thuật.

D. Chấp nhận đứng dưới Chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 10. Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

B. không có quân đội thường trực.

C. không có lực lượng phòng vệ.

D. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

II. Phần tự luận.

Câu 1: Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này

Câu 2. Trình bày những thành tựu của Cu-Ba trong công cuộc xây dựng đất nước?