Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”
(Nguồn: http//phapluatxahhoi.vn/giaitri/vanhoc/chienthang-661)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu in đậm và câu rút gọn trong đoạn
Câu 3. Nêu tác dụng của trạng ngữ, câu rút gọn trong các câu trên
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
HÒN ĐÁ GIỮA ĐƯỜNG
Ngày xưa có một ông vua ra lệnh đặt một tảng đá giữa đường. Sau đó ông nấp kín để chờ xem liệu có ai dời hòn đá to ấy đi không. Một vài viên quan và những thương gia nhà giàu nhất vương quốc đi ngang, nhưng họ chỉ vòng qua tảng đá. Nhiều người lớn tiếng phiền trách đức vua không giữ cho đường sá quang quẻ, nhưng chẳng ai làm gì để hòn đá ra khỏi mặt đường. Sau đó một người nông dân đi tới, vai mang một bao rau củ nặng trĩu. Khi đến gần hòn đá, ông hạ cái bao xuống và cố đẩy hòn đá sang lề đường. Sau một hồi cố gắng hết sức, cuối cùng ông cũng làm được. Cùng lúc ấy ông nhìn thấy cái túi nằm trên đường, ngay chỗ hòn đá khi nãy. Cái túi đựng nhiều tiền vàng và một mảnh giấy ghi rõ số vàng trên sẽ thuộc về người nào đẩy hòn đá ra khỏi lối đi.
Người nông dân đã học được điều mà người khác không hiểu…
(Nguồn: Những tấm lòng cao cả - NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Chỉ ra các trạng ngữ trong các câu in đậm
Câu 3. Nêu tác dụng của các trạng ngữ đó
Câu 4. Nêu nội dung của văn bản
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?
(Trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong đoạn.
Câu 3. Nêu tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn được sử dụng trong đoạn
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích