HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
2/ Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi
có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”.
a/ Xác định nội dung được thể hiện trong đoạn văn trên?
b/ Câu văn “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa.” có phải câu trần thuật đơn không? Vì sao?
c/ Dấu phẩy trong câu “Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.” có công dụng gì?
d/ Các từ “xanh mượt, lam biếc, đặm đà, giòn” thuộc từ loại nào? Vì sao em biết?
lion
1/ Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...’’.
a/ Các từ “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” thuộc loại từ nào?
b/ Giải nghĩa từ “loắt choắt”? Cho biết từ đó được giải nghĩa theo cách nào?
c/ Hãy phân tích cấu tạo của phép so sánh được dùng trong đoạn thơ trên? Cho biết vì sao tác giả lại so sánh như vậy?
d/ Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) trình bày cảm nhận của em về chú bé liên lạc Lượm?