Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 94
Điểm GP 8
Điểm SP 39

Người theo dõi (6)

Võ Minh Hiền
bui thi linh
song tử
Hương bên đèo

Đang theo dõi (4)

Võ Minh Hiền
song tử
Hương bên đèo
Aurora

Câu trả lời:

Mk gộp cả hai câu bằng một bài văn bn nhé!!

Mây và sóng của Ta-gor là một bài thơ thật cảm động về tình cảm mẹ con. Có hai cảnh thơ: cảnh đầu em bé nói chuyện với mẹ về mây, cảnh sau em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Qua câu chuyện tưởng tượng về mây, về sóng toát lên tình thương yêu mẹ của em bé là hơn tất cả.

Trẻ em thật giàu sức tưởng tượng. Em tưởng tượng ra mây cũng như những đứa trẻ mải vui chơi suốt ngày:

"Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày.

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Tất nhiên là em bé thích đi chơi cùng với mây. Vì thế em mới nói: "Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được". Nhưng em nghĩ đến mẹ. Không thể ***** mà đi chơi với mây được. Mẹ đang đợi ở nhà:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi"

Em muốn trò vui nào cũng có mẹ em. Và trò chơi nào có mẹ sẽ hay hơn cả trò chơi của mây:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng.

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh".

Cảnh thơ thứ hai: em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Sóng nói:

"Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu".

Tất nhiên là em bé cũng muốn đi chơi với sóng để ca hát sớm chiều. Nhưng em nghĩ đến mẹ:

"Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?

Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được!".

Mẹ em thì nhớ em, còn em thì không thể xa mẹ. Không niềm vui nào có thể sánh bằng mẹ được. Có mẹ là có tất cả. Thế là em nghĩ ra trò chơi còn hay hơn trò chơi của sóng:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển.

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ".

Sóng muôn đời không ra khỏi biển. Không có biển thì không có sóng. Ngược lại, không có sóng, biển sẽ rất buồn. Cũng như vậy, đứa con luôn ở trong cuộc đời của người mẹ. Không có người mẹ thì không có người con. Đứa con sẽ là cả cuộc đời của người mẹ.

Bài thơ được Sáng tạo bằng trí tưởng tượng: em bé nói chuyện với mẹ về mây, về sóng. Lời thơ thật hồn nhiên, mà ý thơ lại thật sâu sắc: tình thương của người con với mẹ là hơn tất cả.

Câu trả lời:

1.Đặt vấn đề
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..
2. Giải quyết vấn đề
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
3.Kết thúc vấn đề
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

Câu trả lời:

Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la,một học sinh không thể nào tự nắm bắt, chọn loc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn,họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học,tự đọc sách,tìm tòi,tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy,tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê,năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh,tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh,khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.
​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô : học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp,tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh,gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta,giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý.”. Tóm lại,ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.