Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 38
Số lượng câu trả lời 27
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Câu hỏi:

BÀI TẬP LỊCH SỬ 8

BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884)
A/ Trắc nghiệm: chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?
A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.
D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược.
Câu 2: Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
Câu 3: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối
ngoại như thế nào?
A. Vơ vét tiền của của nhân dân.
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng”
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến phí cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 5: Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873?
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Thanh Giản.
Câu 6: Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các
tỉnh nào?
A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình.
B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định,
C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.
D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
Câu 7: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 8: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?
A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.
C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.
D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.
Câu 9: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp
ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 10: Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì?
A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta.
B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì.
C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam.
D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt
Nam.
II/ Tự luận:
Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc khi Pháp đánh chiếm
Bắc kì lần thứ nhất?

Chủ đề:

Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Câu hỏi:

BÀI 23: VỊ TRÍ , GIỚI HAN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM Câu 1: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào? a. Điện Biên b. Hà Giang c. Khánh Hòa d. Cà Mau Câu 2: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh a. Điện Biên b. Hà Giang c. Khánh Hòa d. Cà Mau Câu 3: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ a. 15 vĩ tuyến b.16 vĩ tuyến c. 17 vĩ tuyến d. 18 vĩ tuyến Câu 4: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng a. 300 nghìn km2 b. 500 nghìn km2 c. 1 triệu km2 d. 2 triệu km2 Câu 5: Đặc điểm vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên là a. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới. b. Nằm trong khu vực châu Á- Thái Bình dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới c. Nằm gần trung tâm Đông Nam Á d. Nằm trên các tuyến đường bộ đường sắt xuyên Á Câu 6: Đặc điểm nào của vị trí Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới? a. Nằm trong vùng nội chí tuyến. b. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. c. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. d. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. Câu 7: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào? a. Quảng Nam b. Quảng Ngãi c. Quảng Bình d. Quảng Trị Câu 8: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào? a. Thừa Thiên Huế b. Đà Nẵng c. Quảng Nam d. Quảng Ngãi Câu 9: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh a. Phú Yên b. Bình Định c. Khánh Hòa d. Ninh Thuận Câu 10 : Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới? a. Vịnh Hạ Long b. Vịnh Dung Quất c. Vịnh Cam Ranh d. Vịnh Thái Lan BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM Câu 1: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển A. Biển Hoa Đông B. Biển Đông C. Biển Xu-Lu D. Biển Gia-va Câu 2: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khu vực có kiểu khí hậu A. ôn đới gió mùa B. cận nhiệt gió mùa C. nhiệt đới gió mùa D. xích đạo Câu 3: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào? A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Câu 4: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước A. Trung Quốc B. Phi-lip-pin C. Đông Ti mo D. Ma-lai-xi-a Câu 5: Chế độ gió trên biển Đông A. Quanh năm chung 1 chế độ gió. B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam. Câu 6: Chế độ nhiệt trên biển Đông A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. Câu 7: Độ muối trung bình của biển đông khoảng: A. 30-33‰ B. 30-35‰. C. 33-35‰. D. 33-38‰. Câu 8: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta A. lũ lụt B. hạn hán C. bão nhiệt đới D. núi lửa Câu 9: Khoáng sản ở vùng biên Việt Nam A. than đá B. sắt C. thiếc D. dầu khí Câu 10 : Tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay: A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm. B. Các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển. C. Môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành. D. Các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển.

Chủ đề:

Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Câu hỏi:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa chúng có khoảng cách,
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 2: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có
thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 3: Trong thí nghiệm của Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
vì:
A. Giữa chúng có khoảng cách
B. Chúng là các phân tử
C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng mọi phía.
D. Chúng là các thực thể sống.
Câu 4: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. Số nguyên tử đồng tăng D. Cả ba phương án trên đều không đúng.
Câu 5: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng
nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật
C. Cả khôi lượng lẫn trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật
Câu 6: Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn:
A. Không chuyển động B. Chuyền động với vận tốc nhỏ không đáng kể
C. Chuyển động quanh một vị trí xác định D. Đứng sát nhau
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo
từ các hạt riêng biệt?
Bài 2: Nếu bơm không khí vào một quả bóng bay thì dù có buộc chặt không khí vẫn thoát
được ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bằng kim loại rồi hàn kín thì hầu
như không khí không thể thoát được ra ngoài. Tại sao?
Bài 3: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Bài 4: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian
ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao có hiện tượng trên? Nếu tăng nhiệt
độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?