Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
"....Nhưng ngược lại ,không có một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và hiểu chính mình, sống có tình thương ,có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giả dối để thăng hoa, để ước mơ vươn tới chân, thiện, mỹ.(...) Trong thế giới xô bồ hiện nay, khi con người luôn bị cuốn vào đám đông và bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội, thì thơ ca, văn chương lại càng cần thiết. Tiếp xúc với văn chương, con người có điều kiện giao lưu với những giá trị tinh thần , suy ngẫm, chiêm nghiệm về những vấn đề nhân bản, nhân văn, một mình đối diện với lương tri, với cái phần người nhất của chính mình. Những khoảnh khắc đó thực đáng quý cho con người trong thời buổi này để bảo tồn và phát huy phẩm giá và năng lượng năng lực làm người..."
Câu1
A. xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn
B văn bản trên thể hiện nội dung gì? chỉ ra một chi tiết trong văn bản cho thấy điều đó?
C. Theo em vì sao văn chương lại giúp con người sống "có tình thương ,có đạo lý" hơn
câu 2A: Tìm trạng ngữ trong câu văn "Trong thế giới xô bồ hiện nay, khi con người bị cuốn vào đám đông và bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội thì thơ ca, văn chương lại càng cần thiết''? Cho biết tác dụng của trạng ngữ trong câu?
b. hãy chuyển câu sau thành câu bị động: Mẹ tặng em một cuốn sách nhân ngày sinh nhật.
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
..."Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dãy trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điều giản dị này:" Mất nước Nga thì ta cần sống làm gì nữa
Câu1:
A. đoạn văn trên thể hiện nội dung gì? Tìm ít nhất một câu văn để thể hiện điều đó
b Em hiểu thế nào về câu nói của tác giả:" Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".
C.qua đó đoạn văn nhằm nhắn nhủ mỗi chúng ta điều gì?
D.từ cảm nhận về đoạn văn, hãy nêu hai việc làm
câu 2A: Hãy Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn
B Nêu ý nghĩa của trạng ngữ mà em vừa tìm được ở câu a
A. Xác định trạng ngữ và cho biết công dụng của nó trong câu sau: Ngày 1-2-1969, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp được mời lên gặp bác để thông qua bài viết về Tết trồng cây.
B. Đặt hai câu chủ động có nội dung về Bác Hồ và chuyển đổi thành câu bị động
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập hay tham gia nghiên cứu khoa học. Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng. Đó là yêu nước. Có khi lại làm việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước...
câu 1:
a. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn này.
b. hãy thử đặt nhan đề cho đoạn văn trên và giải thích lí do em đặt tên như vậy.
Câu 2 :Từ ý nghĩa nội dung của đoạn văn, hãy viết hai đến ba câu văn để nói lên hành động của em thể hiện lòng yêu nước.
Câu 3:
A.xác định một câu rút gọn được tác giả sử dụng trong đoạn văn. Nêu mục đích của việc sử dụng câu rút gọn đó.
b. hãy đặt một câu chủ động liên quan đến lòng yêu nước. Chuyển câu đó thành câu bị động