Chủ đề:
Bài 6: Ôn tập chương Đạo hàmCâu hỏi:
Cho y=x³-3x²+1 có đồ thị (C) tìm pttt d của (C) để khi d cắt đường tròn (x-3)²+y²=13 tại A và B thì AB nhỏ nhất.
" Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường" ( SGK Ngữ văn 12- Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2011)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nhận định trên.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) ,
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi người dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong
đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm
hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai,
dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương
ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong
muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm.
Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm,
bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu
mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình. Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng
khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự
trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương
thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng,
tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh
vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong
não chúng ta.
(Trích nguồn Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản.(0,75 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu : “Chúng ta nên “gieo”
nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý
thức mãnh liệt trong não chúng ta”.(0,75 điểm)
Câu 4. Anh/ chị hãy rút ra thông điệp của văn bản trên.(1,0 điểm)
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về
quan niệm nêu ra trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: “Kì thực, nhận lỗi, gánh vác
trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá
hỏng danh dự của mình.”
Câu 2(5,0 điểm). Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác
phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)
Câu 1: Anh (chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu
ngắn gọn? (0.5đ)
Câu 2: Hãy nêu thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc? (0.5đ)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? (1đ)
Câu 4: Cụm từ “đan vào nhau” có ý nghĩa gì? (0.5đ)
Câu 5: Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”? (0.5đ)
Câu 6: Từ thông điệp của nhà thơ, anh(chị) hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ gì
của mình về lối sống của con người trong xã hội hiện nay? (1đ)
Câu 1:
Xác đinh k để hàm: f(x)=\(\left\{{}\begin{matrix}\frac{x^{2016}+x-2}{\sqrt{2018x+1}-\sqrt{x+2018}}\\k\end{matrix}\right.\)liên tục tại 1
Câu 2: Cho \(lim\)(x-->1) \(\frac{x^2+ax+b}{x^2-1}=\frac{1}{2}\). Tổng S= \(a^2+b^2\) bằng bao nhiêu
Câu 3: lim(x->1) \(\frac{\sqrt{x^2+x+2}-\sqrt[3]{7x+1}}{\sqrt{2}\left(x-1\right)}=\frac{a\sqrt{2}}{b}+c\) với a/b là phân số tối giản. Tính a+b+c
Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Câu 1:
A.Nếu lim|\(u_n\)|=+oo, thì lim\(u_n\)= +oo B. Nếu lim|\(u_n\)|=+oo, thì lim\(u_n\)=-oo
C.Nếu lim\(u_n\)=0, thì lim|\(u_n\)|=0 D.C.Nếu lim\(u_n\)=-a, thì lim|\(u_n\)|=a
Câu 2:
(I). f(x)=\(\frac{\sqrt{x+1}}{x-1}\) liên tục với mọi x≠1
(II). f(x)=sinx liên tục trên R
(III). f(x)=\(\frac{\left|x\right|}{x}\)liên tục tại x=1
A. Chỉ (I) đúng B. Chỉ (I) va (II) C, Chỉ (I) và (III) D. Chỉ (II) va (III)