Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 32
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Phần II 

 

Câu 1

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2:

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3:

Chắc chắn có một câu hỏi luôn xuất hiện mỗi khi người ta gặp khó khăn, đó là "Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?". Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó. Đó hoàn toàn là những điều mà con người không mong xảy ra. Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình? Bởi lẽ gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân. Hoàn cảnh khó khăn vừa là thử thách lai là cơ hội để con người khám phá những điểm giới hạn bên trong bản thân mình. Khó khăn chp ta cơ hội để định nghĩa lại khả năng giả quyết vấn đề của bản thân. Có những thứ ta cứ nghĩ sẽ không thể làm được cho đến khi bị rơi vào 1 hoàn cảnh bắt buộc, hoàn cảnh khó khăn. Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân. Đó chính là những gì mà khó khăn mang lại cho mỗi con người. Giới hạn, sức sáng tạo của con người là điều không tưởng. Nhưng chỉ khí vào 1 tình thế nào đó con người mới phát hiện ra nó. Đồng thời, gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân. Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc. Khó khăn sẽ là cơ hội để con người nhận ra những yếu điẻm của bản thân để khắc phục, trau dồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán. Vì vậy, đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.

Câu trả lời:

Phần I 

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Phần II 

 

Câu 1

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2:

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3:

 

Chắc chắn có một câu hỏi luôn xuất hiện mỗi khi người ta gặp khó khăn, đó là "Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?". Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó. Đó hoàn toàn là những điều mà con người không mong xảy ra. Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình? Bởi lẽ gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân. Hoàn cảnh khó khăn vừa là thử thách lai là cơ hội để con người khám phá những điểm giới hạn bên trong bản thân mình. Khó khăn chp ta cơ hội để định nghĩa lại khả năng giả quyết vấn đề của bản thân. Có những thứ ta cứ nghĩ sẽ không thể làm được cho đến khi bị rơi vào 1 hoàn cảnh bắt buộc, hoàn cảnh khó khăn. Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân. Đó chính là những gì mà khó khăn mang lại cho mỗi con người. Giới hạn, sức sáng tạo của con người là điều không tưởng. Nhưng chỉ khí vào 1 tình thế nào đó con người mới phát hiện ra nó. Đồng thời, gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân. Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc. Khó khăn sẽ là cơ hội để con người nhận ra những yếu điẻm của bản thân để khắc phục, trau dồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán. Vì vậy, đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.

Câu trả lời:

Phần II:

Câu 1:

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

 

- “Tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:

- Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.

- Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3:

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.

Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

Câu trả lời:

Phần I:

Câu 1:Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.

 

Câu 2:

- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

 

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

Câu 3:

Câu thơ cần tìm nằm trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dịch thơ: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Nguyên văn chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Câu 4:

Huy Cận là một họa sĩ tài ba: ông sử dụng hình khối và ánh sáng rất điêu luyện khiến cảnh kéo lưới hiện ra như trong một bức tranh sơn mài rực rỡ. Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh con người lao động khỏe khoắn là trung tâm của bức tranh lao động trong thời gian gần sáng. Con người đang chạy đua cùng thời gian, kéo lưới cho “kịp” trời sáng, nhịp điệu lao động gấp gáp, khẩn trương hơn, con người say mê lao động và say mê thiên nhiên. Vẻ đẹp của ngư dân lao động tụ vào hai chữ “xoăn tay” đầy chất tạo hình, thật gân guốc, chắc khỏe, gợi những đường cơ bắp cuồn cuộn kéo lên mẻ lưới trĩu nặng cá bạc cá vàng.  Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người lao động và một mẻ lưới bội thu, đồng thời gợi sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng cho con người.  Câu thơ “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” tạo một hiệu quả kép: chữ “lóe”khiến rạng đông như bừng lên từ vẩy bạc đuôi vàng, sắc cá làm ra sắc trời, mặt khác, rạng đông làm lóe sắc cá màu hồng của bình minh tưới vào vũ trụ làm ấm bức tranh, vẩy cá, đuôi cá bắt ánh sáng lóe sắc bạc sắc vàng hay là bạc vàng trong kho trời vô tận thưởng công cho nỗ lực lao động của con người.

Câu trả lời:

Câu 1:

a. Theo em nghĩ thì mấy từ gạch chân là từ "trăng" đúng không ạ?

Nếu vậy phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b.Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc

- Đây là cụm danh từ

c. Câu đặc biệt là câu : Khuya

d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (7) là : nhân hóa, so sánh

Câu 2:

            Lời chào hỏi là một trong số những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam từ xưa đến nay. Trước hết, lời chào hỏi thể hiện phẩm chất tốt đẹp, cách ứng xử có lễ nghĩa của mỗi con người. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự văn minh, trình độ nhận thức của mỗi người. Cùng với đó, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh lại có những cách chào hỏi khác nhau. Với những người lớn tuổi lời chào hỏi thể hiện sự lễ phép, kính trọng còn với bạn bè thì thể hiện sự gần gũi, thân quen. Tuy nhiên, ngày nay có một thực tế đáng buồn là lời chào đang dần mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó. Trẻ con gặp người lớn thường phớt lờ, không chào hỏi. Thật đáng buồn, đáng phê phán và chê trách biết bao trước những con người như thế. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, trong hoàn cảnh nào thì lời chào hỏi vẫn luôn có giá trị và ý nghĩa to lớn. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần học cách chào hỏi để thể hiện sự hiểu biết và tạo mối quan hệ, sự gần gũi với những người xung quanh.

Câu trả lời:

Câu 1:

1- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn)
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2. Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng

3. - Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình 
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

Câu 2:

Thế giới đang đang trước những nhu cầu cấp bách và cần thiết. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn, bức xạ tia cực tím, đó là những vấn đề vô cùng bức thiết của xã hội. Một trong những nguyên nhân gây nên những vấn đề đó là do ý thức của con người, họ đã vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình trạng cấp thiết như ngày nay. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề “vứt rác bừa bãi” hiện nay.

    Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó. Ngay cả trên xe buýt, thùng rác ngay bên cạnh cũng không thèm vứt vào. Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống.  Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người. Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh. Gây tổn hại tiền của cho nhà nước. Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến độ ứng xử có văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh - sạch - đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Nhận thức của người dân đa phần đã tích cực hơn. Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý. Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng. Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại. Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn. Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội. Ngay từ bây giờ, ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người.

     Chưa bao giờ, ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi.  Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người, từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi. Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh, thể hiện hành vi vô văn hóa, gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo. Của người thì thả cho bò nó ăn”. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao.

 

 

      Hơn nữa, đối với những người ương bướng, cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng. Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức, tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên.

Câu trả lời:

- Về hình thức: đáp ứng yêu cầu hình thức một bài văn: có 3 phần (MB,TB,KB)

- Về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, miễn sao có thể thấy được sự thay đổi trong hành động, ý thức của bé Thu trong tình cảm, hành xử đối với người cha của mình.

Sau đây là gợi ý dàn bài chi tiết:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu về tác giá Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đây một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.

+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"

+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Câu trả lời:

Phần II:

Câu 1:

 

            Bài thơ "bếp lửa " được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ) và được in trong tập thơ "Hương cây-Bếp lửa"

Câu 2:

 

 "Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
   Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Câu 3:

                Khổ thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà . Ngày xưa, cháu sống gần gũi với bà trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn . Nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi . Cháu đã đến một nơi hoàn toàn khác trước . Không chỉ khác trong khoảng cách không gian: “cháu đã đi xa”. Nó còn khác trong tính chất của hiện thực . Đó không còn là quê nghèo với bắp, ngô, khoai, sắn mà đó là nơi ấm no, hạnh phúc và tươi sáng: “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, “có niềm vui trăm ngả”. Thông thường, con người ta hay “xa mặt cách lòng”, “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Tuy nhiên, người cháu trong khổ thơ này lại khác . Rất khác! Dù sống trong hoàn cảnh mới, cháu vẫn luôn luôn nhớ thiết tha:

                                              …“chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                           -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” 

 

Như vậy, hình ảnh người bà với bếp lửa thân thương vẫn luôn được in đậm trong tâm hồn của người cháu bất chấp sự thay đổi của không gian, thời gian và hoàn cảnh.

Câu 4:

 

 Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Câu trả lời:

Phần I:

Câu 1:

 - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

Câu 2:

- Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3:

              Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng.  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện :cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn"như:lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt",đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mik lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mik một phong cách sống, phong cách học ttập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần. 

 

Câu trả lời:

Câu 3. (3.0 điểm)

   Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

         (Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2)

Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

                                                    Bài làm

 

           Thời gian chính là thứ vô cùng quan trọng chính vì vậy dân tộc ta mới so sánh nó với vàng bạc. Vàng bạc là món đồ trang sức quý báu vật chất nhưng thời gian là tài sản nghiêng về mặt tinh thần nhưng nó cũng được đem ra so sánh với thứ vật chất quan trọng như vàng và bạc. Thời gian đó chính là thời gian được tính bằng tích tắc của kim đồng hồ, một giờ có 60 phút, nhưng 60 phút đó sẽ trôi đi rất nhanh chóng nếu như chúng ta không biết tận dụng khoảng thời gian đó. Đó chính là thời gian ít ỏi đó để làm nên những điều có giá trị nhất, chúng ta nhất định sẽ hối tiếc về quãng thời gian đã qua khi không biết sử dụng hợp lý những giây phút quan trọng của cuộc đời. Quả thật ta như thấy được rằng cứ mỗi giây mỗi phút đều rất đáng trân trọng, nếu chúng ta biết vận dụng nó để làm được những điều tốt nhất thì cuộc sống của chúng ta. Nếu như vậy thì cuộc sống chắc chắn sẽ ngày càng có giá trị và chúng ta sẽ thêm yêu cuộc sống của mình nhiều hơn đó bạn. Tất cả những giá trị to lớn đó để lại cho chúng ta những bài học quan trọng mà mang lại tầm ý nghĩa.