Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 69
Điểm GP 8
Điểm SP 51

Người theo dõi (2)

leminhduc

Đang theo dõi (3)

Hà Đức Thọ
Đạt Trần
Thảo Phương

Câu trả lời:

Tool Là Gì? Mỗi GeoGebra View cung cấp một Toolbar (thanh công cụ) cùng một Tool (công cụ) cụ thể cho View mà bạn đang làm việc. Để kích hoạt một Tool, chỉ cần click chọn nút hiển thị biểu tượng tương ứng. Cách sử dụng công cụ Circle with Center through Point Để sử dụng công cụ này, bạn tìm biểu tượng trên thanh công cụ của GeoGebra Bước 1: Chọn công cụ Circle with Center through Point từ thanh công cụ Graphics View. Bước 2: Click 2 lần vào Graphics View để tạo một vòng tròn. Lưu ý: Cú click chuột đầu để xác định tâm vòng tròn, cú click chuột thứ 2 để xác định bán kính. Bước 3: Chọn công cụ Move và kéo các điểm để thay đổi kích thước hoặc vị trí vòng tròn. Toolbox Là Gì? Các Tool trong GeoGebra được phân loại và sắp xếp trong Toolbox, có chứa các Tool tương tự hoặc các Tool để tạo cùng một đối tượng. Mở Toobox bằng cách click chuột vào phần dưới nút Tool và chọn một Tool trên danh sách hiển thị trên màn hình. Cách sử dụng công cụ Segment trong Toolboxes Trước hết để mở công cụ này, bạn tìm biểu tượng trên thanh công cụ Bước 1: Tìm công cụ Segment trong Toolboxes. Bước 2: Click Graphics View để tạo 2 điểm và tạo phân đoạn giữa các điểm này. Bước 3: Chọn công cụ Move và kéo các điểm để thay đổi kích thước hoặc vị trí phân đoạn. Tooltip Là Gì? Khi bạn lựa chọn một Tool, trên màn hình sẽ hiển thị Tooltip giải thích các sử dụng Tool như thế nào. Gợi ý: Lựa chọn Tooltip để mở trang web trợ giúp cho Tool mà bạn chọn. Ví dụ: Để xem cách sử dụng công cụ Polygon bạn thực hiện theo các bước dưới đây: Bước 1: Chọn công cụ Polygon trên thanh công cụ Bước 2: Đọc kỹ Tooltip. Bước 3: Xem và tìm cách sử dụng công cụ để tạo hình tam giác. Trên đây là cách sử dụng GeoGebra cơ bản. Nắm được cách sử dụng GeoGebra, bạn có thể sử dụng phần mềm một cách chuyên nghiệp, hỗ trợ trong việc giảng dạy cũng như học tập của mình. Sử dụng GeoGebra, bạn có thể vẽ nhiều hình thể mong muốn như hình vuông, hình bình hành, hình tròn ...

Câu trả lời:

1

Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2

Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

Sự phát triển của thương nghiệp.

* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

* Ngoại thương phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạ

Câu trả lời:

1Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

2a

Nội dung : Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: ''dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.dó là truyền thống quý báu của ta''.

2b tham khảo ở đây bạn nhé https://sites.google.com/site/acahoma/home/bai-viet/dhao-duc/thanhniencanlamgidethehientinhyeuquehuongdatnuoc

Lời cuối cùng: tick mik nhé