Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 96
Điểm GP 5
Điểm SP 31

Người theo dõi (6)

Đang theo dõi (4)

Yuuki Hina
Nguyễn Duy Khang
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

Công việc học tập đòi hỏi một người phải có lòng quyết tâm, kiên trì, có chí sẵn sàng bỏ cả cuộc đời mình để tìm hiểu nó, đi theo nó. Công việc học tập đó tuy khó khăn nhưng nó cần thiết trong cuộc sống và góp phần nâng cao năng lực của chúng ta. Học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Và bởi vậy, việc học tập đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực. Thật đúng như thế.

Con người cần phải có tri thức. Để có tri thức thì chúng ta phải học tập. Đác uyn đã nói: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Tuy đã thành một nhà bác học tài giỏi, nổi tiếng nhưng ông vẫn học tập, tìm tòi mặc cho con cái nói gì, khuyên gì. Đúng thế, việc học rất cần thiết, các bạn hãy cố gắng học tập, rèn luyện. Học tập không lúc nào là muộn cả, hãy quay đầu lại, đối diện với sự khó khăn trong việc học tập. Dù thất bại nhiều nhưng đừng nản chí vì "thất bại là mẹ của thành công". Việc học tập vất vả và khó khăn, nếu muốn học tốt thì không những chịu khó mà còn cần có lòng quyết tâm, kiên trì cố gắng vươn lên. Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích. Hay là anh Hoa Xuân Tứ do một lần sơ ý anh đã đưa cả hai tay mình vào trục quay mía làm đường nên đã mất cả hai tay. Tuy vậy anh vẫn cố gắng học tập và anh đã học hết phổ thông. Đấy là những tấm gương sáng vượt khó. Họ đã cho ta thấy họ tàn nhưng không phế. Họ vẫn là người có ích cho đất nước.

Hãy học tập từ khi còn trẻ, nếu không học tập thì lớn lên sẽ không làm được việc gì. Đúng đây, khi còn trẻ, đầu óc còn thông minh, còn sáng rõ, còn đang phát triển có thể tiếp thu được nhiều kiến thức còn khi đã lớn, sự tiếp thu khó khăn hơn, lúc ấy mới gắng học thì đã muộn. Đã có nhiều người nhờ có trí thông minh và vốn kiến thức phong phú đã phát minh ra các loại máy móc, giúp mọi lĩnh vực khoa học công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Lê nin từng nói "Học... học nữa.. học mãi". Đó là điều thật chí lý. Sống ở trên đời thì ai cũng cần có kiến thức, cần phải học tập. Từ già đến trẻ, từ xưa đến nay, học tập vận cần được tiếp tục và phát triển nâng cao lên. Bởi không hiểu biết sẽ dẫn đến chuyện sự ngu dốt điều khiển mình đi theo con đường mòn; làm cho mình không tiếp cận được khoa học công nghệ tiên tiến, không hoà hợp mình với mọi người; làm mình trở thành các người vô dụng, tự đào thải mình ra khỏi xã hội. Hiện nay, nhất ở các thành phố có hiện tượng không ít thanh niên bỏ nhà đi bụi, đua đòi, cướp giật, lập băng nhóm, nghiện hút. Không chịu học tập, ném mình vào những cuộc chơi vô bổ, thậm chí phạm pháp, chính họ đã tự đóng cánh cửa tương lai của mình. Công việc học tập là rất quan trọng đối với đời sống, học tập chịu khó khi còn trẻ là rất cần vì đó là nền tảng vững chắc khi ta lớn lên, tin tưởng vào lực học của mình để luôn đi trên đường đời mà không sợ ngã. Một lần nữa, em mong các bạn hãy cố gắng học tập tốt để đưa đất nước đi lên, xóa bỏ cái đói nghèo, lạc hậu vẫn còn tồn tại trên đất nước ta.

Câu trả lời:

- “Thú lâm tuyền” là niềm vui thú được sống với rừng, suối. Đây là một nét thanh cao, một nét đẹp cao quý có truyền thống từ xa xưa. - Niềm vui thú được sống với rừng, suối thể hiện trong Tức cảnh Pác Bó: + Câu thơ đầu nói về nơi ở của người chiến sĩ: nhịp 4/3 (sáng ra bờ suối I tối vào hang), nhịp điệu tạo thành hai vế sóng đôi. Câu thơ toát lên một cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào. Không gian: suối - hang, thời gian: sáng - tối, hoạt động: vào - ra. Nghệ thuật đối làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa, gắn bó với thiên nhiên của Bác. Giọng điệu cấu thơ rất thoải mái cho thấy sự ung dung, sự hòa nhịp của Bác Hồ với núi rừng nơi đây. Cuộc sống đều đặn với khung cảnh bờ suối bình dị, với nơi ở là hang tối. + Câu thơ thứ hai nói về việc ăn uống của người chiến sĩ: lương thực, thực phẩm đầy đủ, sẵn sàng. Đó chỉ là những thứ rất dân dã, sẵn có của núi rừng như cháo bẹ, rau măng. Câu thơ sử dụng nghệ thuật liệt kê, tái hiện chân thật cuộc sống của người chiến sĩ Cách mạng. Giọng thơ đùa vui, hóm hỉnh; câu thơ vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hòa nhịp với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống nơi đây nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Người luôn vui thích, bằng lòng với cuộc sống ấy. Thậm chí Người còn cảm thấy rất thoải mái, rất sảng khoái. + Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc của người chiến sĩ: vẫn là một thứ tự nhiên của núi rừng nơi đây: bàn đá. Từ láy chông chênh vừa tạo hình, vừa gợi cảm. Đó là thế không vững chãi vì không có chỗ dựa. Bàn làm việc là tảng đá không chắc chắn nhưng Người vẫn làm việc say sưa, khỏe khoắn với công việc: dịch sử Đảng. Phép đối (đối ý, đối thanh) cho thấy điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc rất lớn lao. Câu thơ mang giọng điệu mạnh mẽ, khắc họa chân thực, sinh động phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ. + Ba câu thơ đầu thể hiện một cách đầy đủ niềm vui thú được sống với 'ùng, suôi của Bác Hồ. Cuộc sống của Bác nhiều gian khổ, khó khăn nhưng Bác hoa nhịp với cuộc sống núi rừng ấy, với suôi, với hang, với cháo bẹ, với rau măng, với bàn đá. Cuộc sông đó với Người không những không nghèo khổ, thiếu thốn mà còn dư thừa, sang trọng. Có được điều đó là do tinh thần lạc quan của Bác. Vì thế, cuộc đời cách mạng với Bác thật là sang. - Học sinh thấy rõ sự giống và khác nhau giữa “thú lâm tuyền” của người xưa và của Hồ Chí Minh. Đó đều là sự thích thú được sống cùng thiên nhiên. Nhưng người xưa gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thời thế thường tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng, hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lôi sông “lánh đục về trong”, “an bần lạc đạo”. Còn Hồ Chí Minh sông hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một chiến sĩ (chứ không phải cuộc đời của một ẩn sĩ như người xưa). Vì thế, “thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng.

Câu trả lời:

Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Về Lí Công Uẩn, theo lịch sử ghi chép lại thì ông là một tướng tài dưới thời nhà Lê. Ông thông minh, nhân ái túc trí đa mưu, lập được nhiều chiến công cho đất nước. Vì thế khi triều đại nhà Lê mục nát và sụp đổ, ông đã được triều thần và nhân dân tôn lên làm vua, lập thành triều đại nhà Lý. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Do vậy, ông đã biết học tập theo các vị trước đã dời đô như nhà Thương, nhà Chu. Song, ông đúng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên nhà vua đã thấy được "Thành Đại La- kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đứng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Rõ ràng trong lập luận của tác giả, ta không hề nghe đến quyền lợi của một cá nhân nào mà chỉ vì trăm họ. Một nơi lý tưởng để đóng đô, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội mà đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Thông thường, một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh và được toàn dân đón nhận một cách trang trọng nhưng ở đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành. Câu cuối cùng của bài chiếu như một lời tâm sự, như một lời nói của những người ngang hàng: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Quần thần và nhân dấn nghe bài chiếu này không hề có tâm trạng hoang mang hay cảm giác sợ hãi bởi lẽ nó thấu tình đạt lí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, ngôn từ lắng đọng, cô đúc, có sức thuyết phục lâu bến. Người nghe như thấy được vận mệnh lịch sử, tương lai con cháu sau này nhờ việc dời đô. Quả thật Lí Công Uẩn là một vị vua thông minh, sáng suốt, anh minh.