Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 2
Điểm SP 6

Người theo dõi (8)

Đang theo dõi (51)

Đỗ Ngọc Linh
Trang cute
Lê Mỹ Linh
ngonhuminh

Câu trả lời:

Kim Lân (1920-2007) là cây bút chuyên văn về truyện ngắn, vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống của nông thôn nên hầu như các tác phẩm của ông chủ yếu viết về cảnh sinh hoạt của làng quê Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. “Làng” là một truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn được viết vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động và sâu sắc tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân qua hình tượng nhân vật ông Hai – nhân vật chính.

Tình yêu làng yêu nước là một bản chất có tính truyền thống của nhân vật ông Hai. Đây là tình cảm nổi bật xuyên suốt toàn truyện. Làng của ông Hai là làng chợ Dầu, vì kháng chiến ông cùng gia đình dời làng di tản cư lên vùng Cao Thượng- Nhã Yên, nay thuộc Tân Yên- Bắc Giang. Ở nơi đây ông khoe về làng ” Làng toàn lát đá xanh, chòi phát thanh cao quả ngọn tre, nhà ngói mọc san sát…. có nghĩa ông tự hào làng ông giàu có về vật chất, bởi điều này vô cùng quant rọng với đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân lúc bấy giờ. Nhưng sau cách mạng, đi theo kháng chiến ông Hai đã có những chuyển biến mới về tình cảm, được cách mạng giải phóng nên ông tự hào về phong trào cách mạng quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông, Phải xa làng ông nhớ quá cái không khí: ” đào đường, đắp ụ, xẻ hào khuân đá, rồi ông lo ” cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa, những đường hầm bí mật đã xong chưa?…, những lúc như này ông đã không kìm nổi cảm xúc nhớ làng:

“Cha ôi! ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”, đó là tình yêu làng quê tự nhiên hồn hậu mà tha thiết của ông Hai, không chỉ vậy ông dồn hết tình yêu làng, kháng chiến vào việc theo dõi tin tức, khi nghe được những tin như: ” Một em nhỏ bơi ra hồ Hoàn Kiếm cắm lá quốc kỳ, một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn, thế là ông bình luận: ” cứ chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tý, cả súng ống cũng vậy hôm nnay dặm khẩu ngày mai dặm khẩu tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây không bước sớm” Nghe những tin như vậy ông vui vô cùng, vui sướng ông như đang được trực tiếp tham gia kháng chiến” ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá“, đó là tình yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai, một con người đã gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc.

Điều đáng quý hơn đó là tình yêu làng gắn bó tha thiết với tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc hơn, khi nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống đầy thử thách và khó khăn – khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, tin ông nghe từ những người đàn bà tản cư dưới xuôi mới lên, cái tin dữ ấy đã làm nảy sinh ở nhân vật ông Hai, một diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp.

Khi mới nghe tin ông Hai bàng hoàng sửng sốt ” cổ nghẹn ắng, da mặt tê dân dân. Ông lão nặng người đi tưởng đến không thở được” vì quá bất ngờ nên ông chưa tin bằng câu hỏi lại kỹ càng ” liệu có thật không hả bác? hay chỉ lại là…” .Những lời kể quá rạnh rọt của những người phụ nữ kia: ” Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ” khiến ông không thể không tin, ông xấu hổ lảng chuyện ra về: ” Hà nắng gớm về nào”, đau đớn ông cúi gầm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà tâm trí ông Hai luôn bị các tin giữ xâm chiến, nó trở thành lỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông, ông luôn mặc cảm mình là kẻ phản bội. Chán nản ông nằm vật ra giường nhìn các con, tủi thân nước mắt ông cứ dàn ra: ” Chúng nó cũng là trẻ con của làng việt gian đấy ư? chúng nó cũng bị người ta dẻ dúng hắt hủi đấy ư? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu?”. Càng đau đớn dằn vặt và thương con bấy nhiêu ông càng căm giận những người làng chợ Dầu phản bội bấy nhiêu, ông lão nắm chặt hai bàn tay rồi rít lên ” chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này? suốt mấy ngày sau đó – ba bốn ngày ông không dám ra khỏi nhà vì đi đâu cũng sợ người ta nhắc đến ” cái chuyện ấy”, ông nghe ngóng binh tình bên ngoài ” Một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ”. Ông như người có tật giật mình, không khí lặng lề bao trùm cả nhà, trẻ con không đứa nào dám đòi quà, khi vợ ông Hai vừa cất giọng ” này thầy nó ạ! tôi thấy người ta đồn…” đã bị ông cắt ngang bằng giọng gắt lên ” biết rồi”. Đây là tâm lý giận cá chém thớt.

Đặc biệt tình yêu nước và yêu làng của ông Hai lại tiếp tục đặt vào tình huống căng thẳng thử thách hơn khi nghe mụ chủ nhà bảo là có tin đuổi những người làng chợ Dầu ra khỏi nơi tản cư, lúc đó ông rơi vào tâm trạng bế tắc tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai ” biết đem nhau đi đâu bây giờ”, biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ? thật là tuyệt đường sinh sống”. Trong lúc bế tắc tuyệt vọng ấy, ở ông Hai đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, ông chớm nghĩ ” hay là quay về làng”, nhưng lập tức ông lão phản đối ngay:” Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây hết cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” nếu như trước đây tình yêu làng hòa quyện thống nhất với nhau thì bây giờ ông Hai buộc phải lựa chọn yêu làng hay yêu nước. Đây là điều không hề đơn giản, bởi với ông làng chợ Dầu đã trở thành một phần máu thịt không dễ gì từ bỏ cách mạng lại là cứu cánh giúp gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ, qua những ngày đấu tranh tư tưởng dằn vặt đau đớn cuối cùng ông Hai quyết định ” Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” nói cứng như vậy nhưng trong lòng ông đau như cắt.

Tình cảm với kháng chiến với cụ Hồ được bộc lộ cảm động nhất khhi ông Hai trút lỗi lòng tâm sự với đứa con út ngây thơ, thực chất như một lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự như mình vào những lúc khó khăn như thế này. Qua những câu hỏi của bố đứa con ông ông bí tí mà đã biết giơ tay thề: ” Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” nữa là ông bố của nó. Lúc này ông mong: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên cổ xét soi cho bố con ông” Đến đây ta thấy được tình yêu nước sâu lặng đối với làng chợ Dầu mang tính truyền thống chứ không phải là làng theo giặc,. Bằng tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, với cụ Hồ đã được ông Hai bộc lộ rất mộc mạc chân thành, tình cảm đó gần gữi sâu nặng vô cùng thiêng liêng: ” có bao giờ giám đơn sai, chết thì chết, có bao giờ giám đơn sai, đặt tình yêu nước yêu kháng chiến lên trên tình yêu làng ở nhân vật ông Hai là tác giả Kim Lân đã thể hiện được nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Với tấm lòng, tình cảm cao đẹp ấy, ông Hai đã được đền bù xứng đáng khi cái tin đồn kia được cải chính, gáng nặng tâm lý được trút bỏ. Lúc này ông sống trong tột cùng vui sướng, ông như nắng hạn gặp mưa, ông tiếp tục tự hào về làng Dầu: ” ông sắn quần lên bẹn, múa tay lên mà khoe” đặc biệt cái cách ông khoe ” Tây nó đốt nhà tôi rồi” là biểu hiện cụ thể của ý chí: thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ” của một người nông dân lao động bình thường, thật đáng khâm phục biết bao.

Nhân vật ông hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lý tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút chân thực sinh động của Kim Lân, ông đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống thử thách bên trong( nghe tin xấu về làng) để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng của mình, đặc biệt nghệ thuật miêu tả rất cụ thể gợi cảm qua các diễn biến nội tâm bằng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm, ngôn ngữ của ông Hai vừa có nét chung của người nông dân ” dặm khẩu”. ” bỏ mẹ”, ” cơ chừng” ” giữ chịt nấy” lại mang đậm tính cách nhân vật đây chính là thành công của Kim Lân.

Như vậy với tình huống truyện đơn giản tự nhiên mà hợp lý, xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ cử chỉ, hành động để thể hiện nội tâm, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn” làng” của Kim Lân đã làm cho người đọc thấm thía về tình yêu làng yêu nước mộc mạc chân thành mà vô cùng sâu nặng cao quý, trong những người nông dân bình thường, sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới của nhận thức, tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp chú trọng và làm nổi bật. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý này, và qua truyện ngắn người đọc chúng ta được củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước.

Câu trả lời:

Thời kỳ đá cũ Thời kỳ đá mới
Niên đại Cách nay 50 vạn năm Từ khoảng 18000-7500 tr CN
Di tích Ở hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai ( Lạng Sơn ) đã tìm thấy răng của người vượn. Ở hang Hùm ( Yên Bái ), hang Thung Lang ( Ninh Bình ) tìm thấy hóa thạch răng của người tinh khôn giai đoạn sớm. Cá dấu tích khác về sự cư trú của họ : mộ tang, bếp than đen, xương cháy,…ở mái đá ngườm ( Bắc Cạn ), Sơn Vi (Thanh Hóa ),…
Phân kỳ khảo cổ học Thời đá cũ ( đá đẽo ) Thời đá mới ( đá mài )
Di chỉ tiêu biểu Núi Đọ, Quang Yên, Núi Nuông ( Thanh Hóa ). Xuân Lộc (Đồng Nai ), An Lộc (Bình Phước ) Đồi Thông (Hà Giang), mái đá Ngườm (Bắc Cạn
Nền văn hóa tiêu biểu Sơn Vi (Thanh Hóa)-hậu kỳ đá cũ, đá ghè Hòa Bình -Bắc Sơn(Lạng Sơn,Bắc Thái), Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)-sơ kỳ đá mới, đá mài
Công cụ sản xuất chủ yếu Rìa tay (vừa tầm tay nắm) –công cụ tiêu biểu cho thời đại đá cũ. -Chất liệu :đá cuội ở sông suối. -Công dụng : chặt cây, đập quả, đập hạt, cắt thịt,…rìa vạn năng. -Kích thước : rìa phổ biến rất nặng và thô. Rìa đá mài lưỡi, rìa có vai, lỗ tra cán (như cuốc đá dung đào cũ),bàn nghiền, chày nghiền,mảnh tước. -Chất liệu : đá cuội và đặc biệt là đá sa thạch. Ngoài ra còn có công cụ xương vỏ trai. -Công dụng : rìu được mài nhẵn sắc cạnh sử dung chặt cây,săn bắt,… -Kích thước: nhỏ gọn và nhẹ dung linh hoạt hơn.
Cách chế tác công cụ -Dùng nguyên gốc : làm chày nghiền, bàn nghiền cối nghiền. -Ghè đẽo qua loa ( phương pháp thô sơ nhất trông lịch sử chế tạo công cụ) : tạo rìa lưỡi, mũi nhon ở đầu. -Mảnh tước : tạo mảnh tước sắc nhọn để sử dụng các việc như chặt, cắt. Dụng cụ cầm tay thô nặng đánh dấu bước tiến kĩ thật chế tạo công cụ của người cổ Việt Namđạt đến trình độ chung của người thời đại đá cũ trên thế giới. -Chủ yếu là ghè trực tiếp, dung đá đập đá. Nhưng có bước tiến mới đó là biết mài (có thể xuất phát từ việc mài trôn ốc,…) -Biết tạo dáng cho công cụ (ìu, bôn) tạo vai nấc và lỗ để tra cán => tạo tư thế mới trong lao động. đây là thời điểm mới và quan trọng nhất trong việc chế tác công cụ lao động. -Cái mới quan trong nhất trong viêc dung nguyên liệu là biết làm đồ gốm. Đất gốm là một nguyên liệu nhân tạo, làm gốm theo kiểu nặn tay, biết vò bi gốm có khía để buộc dây, dọi xe cỉ, chì lưới, đồ đựng nước => tiến bộ hơn thời kỳ trước. -Nguyên liệu chế tác được mở rộng, tầm mắt và kinh nghiệm nhận biết khả năng dung làm nguyên liệu của tự nhiên,
Đời sống vật chất và tinh thần Cư trú trong hang động mái đá, sinh hoạt chủ yếu là săn bắt và hái lượmcác loài thực vật và động vật. Đời sống tinh thần chưa rõ rệt. Cư trú trong các hang mái đá, các dấu vết cho thấy họ chọn nơi sinh hoạt chủ yếu là chỗ thoang đãng gần cửa hang, chọn những hang thấp gần song, suối, bãi bồi.
Tổ chức xã hội Tổ chức ở mức độ bầy người khoảng 30-40 người. -Tìm ra lửa một trong ba phát minh lớn nhất của con người (lửa, máy hơi nước, máy vi tính ). -Tìm ra lửa, biết dùng lửa, biết giữ lửa và tạo ra lửa là điểm khác nhau của loài người so với động vật (tìm ra lửa trong quá trình chế tác công cụ và nhân biết tác dụng của lửa : soi sang, nướng chín thức ăn,…). -Chưa có sự phân công rõ ràng giữa người nam và người nữ. -Quan hệ tính giao chưa thoát khỏi tạp giao. Bầy người => thị tộc (những người có cùng huyết thống) con người đã có tổ chức xã hội. -Giai đoạn đầu : thị tộc mẫu hệ (sơ đồ thị tộc cho thấy sợi dây huyết thống của một thị tộc mẫu hệ ). -Dùng lửa thành thạo hơn :kỹ thuật nung gốm, hòn đá có ám khói chứng tỏ họ đã dùng bếp để nấu chín thức ăn. -Sinh hoạt kinh tế có bước từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt và dự trữ. +Di tích mảnh gốm với chu vi lớn ( mảnh gốm hình khuyên ) => gốm lớn dùng đưng thức ăn. -Biết chôn người chết, đồ tùy táng phản ánh đời sống tinh thần của họ. Là một bước phát triển trong nhận thức con người.