Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 276
Điểm GP 41
Điểm SP 121

Người theo dõi (60)

ha nguyen
Mai Nguyễn
Thảo Phương
Vũ Kiều
shinon asada

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay kéo theo đó là rất nhiều những tệ nạn xã hội khiến cho con người dần đi vào những nề nếp những nếp sống không văn minh đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Được biết đến là chất gây nghiện và có tác hại rất lớn ma túy được coi là thứ vi trùng có tính độc hàng đầu hiện nay. Nói đến ma túy t cảm nhận được ngay những khổ đau những mất mát những tác hại mà nó mang lại cho loài người hiện nay.

Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem ma túy là gì qua đó biết được tác hại mà nó đem lại.

Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa từ năm 1957, nghiện là: "trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lập lại một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc cả về tâm lý và thể chất, và có hại cho chính người nghiện và xã hội".

Hiểu được khái niệm ma túy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tác hại rất lớn của ma túy đối với người sử dụng nó. Trước tiên nó gây tổn hại về sức khỏe người nghiện ,nó gây tổn hại về Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma túy bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột. Bên cạnh những tổn thất về sức khỏe người nghiện ma túy còn bị những ảnh hưởng to lớn về tinh thần. Các công trình nghiên cứu về người nghiện ma túy khẳng định rằng nghiện ma túy gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động. . . ) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma túy). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma túy có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quan. Không những người nghiện ma túy gây ra những tổn hại cho chính bản thân người nghiện thì người nghiện ma túy còn gây những ảnh hưởng vô cùng to lớn cho gai đình xã hội và cả kinh tế của đất nước. Sử dụng ma túy tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, Người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma túy của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hóa về nhân cách.

Chúng ta đã được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động của những người thân của người nghiện ma túy. Những người nghiện đâu biết rằng những người thân của họ đã phải sống khổ sở như thế nào trước xã hội. Họ cũng đau khổ đâu kém những người nghiện,họ đâu dễ dàng nhìn cảnh người thân của mình mắc những căn bệnh không thể chữa khỏi,nhìn những người thân yêu nhất của mình ngày càng ốm yếu sống từng ngày vô nghĩa đối với bệnh tật thật chẳng dễ dàng gì. Đáng thương nhất chính là những em nhỏ vô tội được sinh ra nhiễm Hiv do bố mẹ của chúng bị nghiện ma túy. Chúng không thể đến trường chúng bị hắt hủi không được đối xử như những đứa trẻ khác khiến chúng trở nên mặc cảm tự ti và không dám tiếp nhận cuộc sống đầy sự hắt hủi của người đời dành cho chúng. Chúng ta cũng cần nhận biết được rằng người nghiện ma túy đúng là có cái sai của họ,có những người bị cám dỗ có những người chỉ là tai nạn nhưng khi họ đã biết quay đầu thì chúng ta nên mở rộng vòng tay đón nhận lấy họ đừng hắt hủi đừng xa lánh họ bởi họ cũng muốn được như những người bình thường khác họ cần được yêu thương và chắc chắn rồi họ rất cần chúng ta che chở để họ có thể tiếp nhận lại cuộc sống để sống có ý nghĩa hơn.

Chính những tác hại của ma túy chúng ta đã tìm hiểu ở trên chúng ta hãy nói không với ma túy hãy hành động có ý nghĩa để nhắc nhở mọi người về tác hại của ma túy để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn

Câu trả lời:

Tương phản là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong sáng tác văn chương. Nó được thể hiện bằng việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính chất trái ngược nhau. Từ đó mà làm nổi bật lên một ý tưởng hoặc toàn bộ nội dung tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những truyện ngắn hay của nền văn học Việt Nam những năm đầu tiên thế kỷ thì có thể nói truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là một sự vận dụng sáng tạo và sắc sảo thủ pháp nghệ thuật nêu trên.

Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.

Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.

Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.

Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.

Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.

Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Câu trả lời:

“Ra đi vừa gặp bạn hiền

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên chùa”

Từ cổ chí kim, tình bạn là thứ tình cảm cao đẹp luôn được con người trân trọng và gắng công gìn giữ, bồi đắp. Vậy thế nào là một tình bạn đẹp?

Tình bạn là thứ tình cảm được gây dựng trên cơ sở những đặc điểm chung giữa người này và người khác. Đó có thể là sở thích, năng khiếu, công việc,... nhưng thường tình đó là độ tuổi cùng những đặc điểm tương đồng về tâm lí, tính cách,...

Một tình bạn đẹp trước hết phải là một tình bạn được xây dựng trên cơ sở là sự đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. Điều đó có nghĩa là những người bạn đến với nhau vì những yếu tố khách quan: cùng giống nhau về tính cách, sở thích, tâm lí,.. nên tìm đến nhau để sẻ chia, tâm sự. Một tình bạn xuất phát từ sự tính toán, vụ lợi đồng nghĩa với một tình bạn chết. Bơi vì khi người ta đến với nhau sau khi tính toán xem được gì từ nhau thì có nghĩa họ đang lợi dụng mối quan hệ của mình, và vì thế khi mối quan hệ lợi ích mất đi thì cái gọi là tình bạn giữa họ cũng tan thành hư ảo.

Trong một tình bạn đẹp, ban bè đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau. Xuất phát từ sự vô tư khi đến với nhau, trong những hành động, cử chỉ của mình những người bạn luôn thể hiện thiện ý, tình thân ái đối với nhau, mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn của mình. Đó có thể là một lời khen tặng hay một lời động viên dành cho bạn giúp bạn có động lực để phấn đấu. Đó cũng có thể là những ý kiến bênh vực bạn trước sự gièm pha, nghi ngờ sai của những người khác,... Hơn thế, thể hiện tình bạn cao đẹp, chân thành còn có những người bạn sẵn sàng hi sinh cho lợi ích của nhau.

Tuy vậy, bạn bè không có nghĩa là a dua theo những thói xấu của bạn. Ngược lại, cần phải biết đấu tranh với những cái xấu của nhau hướng nhau đến những điều tốt đẹp. Thấy bạn có những cách ứng xử thiếu văn hoá: nói năng thiếu lễ độ, văng tục, đánh cãi nhau,... hay có những biểu hiện tiêu cực như hút thuốc, trốn tiết, bỏ giờ,... một người bạn tốt phải là người biết tránh những sai lầm ấy và hơn thế là đấu tranh, khuyên giải giúp bạn mình sửa chữa sai lầm.

Tình bạn là một trong những thứ tình cảm tự nhiên, thiêng liêng nhất của con người. Đặc biệt, những người học sinh càng cần xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng, vô tư và cao đẹp.

Câu trả lời:

Nhà văn Hoài Thanh có nói: "Thơ Bác đầy trăng". Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế "vượt ngục" đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ"…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy "thân thể ở trong lao" nhưng "tinh thần" ở ngoài lao"

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm", cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Ta thấy: "Nhân, Nguyệt" rồi lại "Nguyệt, Thi gia" ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: "Tù nhân" đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. "Ngắm trăng" là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ "thép" nào mà vẫn sáng ngời chất "thép". Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: "Trăng vào cửa sổ đòi thơ…", "… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…", "Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…" Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt "Ngắm trăng" này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. "Song thưa để mặc bóng trăng vào"… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – "Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén" (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.

Trong đề này em đi sâu vào phân tích ý "Cuộc vượt ngục tinh thần": Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù.. ..