Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (15)

Thiên Bình MN
Miko
võ an chi

Đang theo dõi (47)


Câu trả lời:

Có lẽ đối với nhiều người thì được ngắm nhìn cảnh biển vào buổi sáng đối với họ là một điều khá hiếm hoi. Nhưng đối với những đứa trẻ được sinh ra trên chính vùng đất thấm vị biển là một điều không mấy xa lạ. Nhưng không và thế mà chúng tôi không thích ngắm nhìn biển mỗi lúc bình minh. Yêu biển yêu quê hương chúng tôi yêu tất cả những gì thuộc về biển về quê hương. Được ngắm nhìn cảnh bình minh trên biển là một điều mà lũ trẻ chúng tôi ai cũng muốn ngày nào cũng được làm.

Buổi sáng cuối tuần tôi xin phép mẹ cùng chị ra biển sớm để ngắm nhìn cảnh bình minh. Trên con đường tôi và chị ra biển cảnh vật hôm nay thật đẹp , những hàng cây nối tiếp nhau ngả nghiêng đón chúng tôi ra biển. Khi những luồn gió mạnh đập vào tai kêu ù ù lạnh buốt thì cũng là lúc chúng tôi sắp ra đến biển. Phía trước mặt chúng tôi bây giờ là một vùng cát trải dài theo đường bờ biển kéo dài xa xôi. Trên cáy bây giờ vẫn càn lấm tấm những hạt sương dêm còn đang đọng lại khiến cho ta có cảm giác như được đang ở trong một thế giới của những điều nguyên vẹn sơ khai.

Chúng tôi bước những bước chân đầu tiên trên bãi cát buổi sớm, những hạt cát mát rượi len lỏi vào từng kẽ tay rồi rơi xuống đất nhìn thật thích mắt. Đến gần hơn biển tôi có cảm giác một hương vị mát lành trong trẻo của buổi sáng sớm vẫn còn nguyên vẹn không một chút khói bụi. Một cảm giác thư thái dễ chịu ùa đến mà không một nơi nào có thể đem lại cho ta ngoài biển. Lại gần hơn chút nữa tôi mới nhìn kĩ màu nước biển trong xanh mát lành đến kì diệu. Màu xanh ấy trải dài mênh mông vô tận. Có lần tôi đã hỏi bố là tận cùng của biển là ở đâu hả bố thì khi đó bố chỉ mỉm cười mà nói rằng khi nào con lớn thêm chút nữa con hãy tự tìm hiểu xem tận cùng biển là ở đâu nhé. Tôi cũng biết rằng đó là một nơi chắc xa xôi lắm đến với nó có lẽ tôi phải đi một chặng đường rất dài. Tôi nghĩ không biết ở bờ biển bên kia liệu có những người đang ngắm nhìn cảnh biển bình minh như tôi và chị bậy giờ không nhỉ. Thoáng nghĩ một lát, những cơn gió đưa tôi trở lại với cảnh biển bây giờ. Khi ấy tôi nghe thấy những tiếng ồn ào từ phía sau đang tới gần. Thì ra đó là những người ngư dân đang chuẩn bị đi ra biển đánh cá. Tôi thích lắm không những được nhìn cảnh biển mà còn được nhìn đoàn thuyền quê hương ra khơi đánh cá thì đúng là một điều tuyệt vời biết bao.

Chỉ một lát sau những thanh niên khỏe khoắn của dân làng đã chuẩn bị sẵn sàng ra khơi đánh cá. Mặt nước lúc này còn đang lăn tăn gợn sóng thì bỗng chốc được thay thế bằng những mạch sóng dài nối đuôi nhau theo đoàn thuyền ra ngoài đại dương. Bỗng lúc này chị tôi ngân nga một vài câu hát của bài thuyền và biển như một lời tạm biệt con thuyền ra khơi. Tôi hi vọng ngày hôm nay sẽ là một ngày ra khơi thắng lợi. Phóng xa tầm mắt tôi trông thấy những đoàn thuyền đang nối đuôi nhau khuất dần bóng. Đó cũng là lúc bình minh trên quê hương tôi đã dần tắt. Những tia nắng đầu tiên của buổi sáng sớm dã bắt đầu len lỏi vào trong những giặng dừa len lỏi chiếu qua những hạt cát trên biển. Những hạt cát được nhuốm một sắc ánh vàng trông chúng thật tuyệt. Chỉ một lúc sau đó những tia nắng đã chiếu những ánh nắng xuống biển, nhìn những tia nắng rọi xuống mặt biển cản giác như những ánh bạc lung linh. Sau đó tôi và chị cùng nhau đi xuống ven biển nhặt những viên san hô lấp lánh ánh bạc trông thật tuyệt. Gần đó là tiếng mấy bác đang đi thu gom rác xung quanh biển để làm sạch môi trương. Tôi và chị nán lai thêm chút nữa để giúp các bác làm sạch bờ biển. Công việc này làm tôi thấy rất có ý nghĩa.

Cuối cùng tôi và chị cũng buộc phải ra về dù ai cũng muốn nán lại thêm chút nữa nhưng lúc này đã gần trưa chúng tôi rảo bước chân nhanh nhẹn về nhà. Lần sau tôi sẽ đưa các bạn đến để cùng nhau làm sạch môi trường biển để mỗi buổi sáng trên quê hương sẽ luôn trong lành với những hương vị chỉ của riêng.leuleu

Câu trả lời:

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.


leuleubanh

Câu trả lời:

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

eoeoleuleu