Chủ đề:
Lịch sử thế giới cận đạiCâu hỏi:
Môn lịch sử 8
Năm học 2020-2021
Câu 1: Nơi đầu tiên liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là:
a. Gia Định. b. Thuận An.
C. Đà Nẵng. d. Hà Nội.
Câu 2:
a. Hoàng Diệu. b. Nguyễn Tri Phương.
c. Phan Thanh Giản. d. Trương Định.
Câu 3: “Bình Tây Đại nguyên soái” là cách gọi mà nhân dân dành cho:
a. Nguyễn Trung Trực. b. Đinh Công Tráng.
c. Võ Duy Dương. D. Trương Định.
Câu 4: Sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước 1862 giao ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở đây vẫn tiếp diễn, tiêu biểu là cuộc kháng chiến của nghĩa quân do Trương Định lãnh đạo. Cho biết cuộc kháng chiến đã diễn ra từ năm nào đến năm nào?
a. 1862-1963. b. 1863-1864.
c. 1862-1864. d. 1862-1865.
Câu 5: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đây là câu nói của:
a. Nguyễn Trung Trực. b. Nguyễn Hữu Huân.
c. Võ Duy Dương. d. Trương Quyền.
Câu 6: Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là trận đốt tàu Hy Vọng (Espérance) của Pháp trên sông Nhật Tảo. Trận đánh này diễn ra vào ngày tháng năm nào?
a. 10/12/1861. b. 11/12/1861.
c. 12/12/1861. d. 13/12/1861.
Câu 7: Trận cầu Giấy lần thứ nhất giết chết tên chỉ huy Pháp Gác-ni-ê diễn ra vào ngày tháng năm nào?
a. 19/11/1873 b. 21/12/1873
c. 15/3/1874 d. 3/4/1882
Câu 8: Người treo cổ tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc Pháp trong lần chúng đánh thành Hà Nội lần thứ hai là:
a. Hoàng Diệu. b. Nguyễn Tri Phương.
c. Phan Thanh Giản. d. Phạm Văn Nghị.
Câu 9: Người đứng đầu phe chủ chiến tại Kinh thành Huế chỉ huy cuộc phản công đánh vào đồn Mang Cá (04/7/1885) là ai ?
a. Phan Đình Phùng. b. Tôn Thất Thuyết.
c. Phạm Bành. d. Tôn Thất Lệ.
Câu10 : Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước. Chiếu Cần Vương được thảo tại đâu ?
a. Tân Sở. b. Hương Khê.
c. Ba Đình. d. Bãi Sậy.
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra từ 1883-1892 do ai lãnh đạo ?
a. Phan Đình Phùng. b. Phạm Bành.
c. Đinh Công Tráng. d. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 12: Đinh Công Tráng và Phạm Bành là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nào ?
a. Hương Khê. b. Hùng Lĩnh.
c. Sông Đà. d. Ba Đình.
Câu 13: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai ?
a. Phan Đình Phùng. b. Phạm Bành.
c. Cao Thắng. d. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và thời gian kéo dài nhất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ năm nào đến năm nào?
a. 1883-1892. b. 1885-1887.
c. 1885-1896. d. 1887-1892.
Câu 15: Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng trên địa bàn những làng nào?
a. Mĩ Khê, Thượng Thọ, Nhật Tảo. b. Thượng Thọ, Mậu Thịnh.
c. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê. d. Nhật Tảo, Mậu Thịnh.
Câu 16: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, song song với phong trào khởi nghĩa Cần Vương còn có nhiều cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Cho biết cuộc khởi nghĩa này diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a. 1885-1892. b. 1885-1896.
c. 1884-1892. d. 1884-1913.
Câu 17: Người tổ chức phong trào Đông Du đưa thanh niên yêu nước sang Nhật du học là ai?
a. Lương Văn Can. b. Nguyễn Quyền.
c. Phan Châu Trinh. d. Phan Bội Châu.
Câu 18: Người chủ trương giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, vận động duy tân ở nước ta vào đầu thế kỉ XX là ai?
a. Phan Châu Trinh. b. Lương Văn Can.
c. Phan Bội Châu. d. Cường Để.
Câu 19: Tháng 3/1917 Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời, người làm Thục trưởng là ai?
a. Lương Văn Can. b. Nguyễn Quyền.
c. Phan Châu Trinh. d. Phan Bội Châu.
Câu 20:Tiếng súng đầu tiên Pháp xâm lược nước ta ở:
A. Hà Nội B. Huế
C . Đà Nẳng D. Gia Định
Câu 21: Kết quả của việc tấn công vào Đà Nẵng của thực dân Pháp:
A. Pháp thua, phải rút về nước B. Pháp thắng, chiếm được Đà Nẳng
C. Pháp chiếm được bán đảo Sơn Trà D. Triều đình giang hoà với Pháp
Câu 22: Nhân dân tôn Trương Định là:
A. Bình Định Vương B. Bắc Bình Vương
C. Bình Tây đại nguyên soái D. Đại tướng quân
Câu 23: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là :
A. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai B. Hiệp ước Hăc – măng
C. Quân Pháp tấn công Thuận An D. Hiệp ước Patơnơt
Câu 24: Sự kiện đánh dấu phong trào Cần Vương bùng nổ là:
A . Sự phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
B . Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.
C . Ngày 13/7/1885 chiếu Cần Vương được ban bố.
D . Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.
Câu 25: Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để:
A . Chống lại chính sách cai trị và bóc lột nhân dân hà khắc của triều đình.
B . Chống lại sự bình định và bóc lột của thực dân Pháp.
C . Chống lại sự cướp phá của nhà Thanh.
D . Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.
Câu 26: Cần vương có nghĩa là:
A. Hết lòng cứu nước B. Phò vua cưu nước
C. Giúp dân cứu nước D. Quyết tâm bao vệ triều đình
Câu 27: Lực lượng tham gia trong phong trào Cần Vương là
A. Nông dân B. Công nhân
C. Thợ thủ công D. Nông dân, công nhân
Câu 28: Lãnh đạo phong trào Cần Vương là do giai cấp
A. Nông dân B. Công nhân
C. Địa chủ phong kiến D. Văn thân sĩ phu
Câu 29: Lãnh đạo phong trào Yên Thế do giai cấp
A. Địa chủ phong kiến B. Căn thân sĩ phu
C. Nông dân D. Tư sản
Câu 30: Đặc điểm phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi:
A. Bùng nổ sau đồng bằng, duy trì tương đối lâu dài.
B. Bùng nổ trước đồng bằng, duy trì tương đối lâu dài.
C. Bùng nổ trước đồng bằng, nhanh chóng bị đàn áp.
D. Bùng nổ sau đồng bằng, không duy trì được lâu .
Câu 31: Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp và Tây Ban Nha mơ đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta theo kế hoạch:
A. “ Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”. C. “ Đánh nhanh ,thắng nhanh”.
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”. D. “ Vừa đánh vừa làm”.
Câu 32: Pháp chọn Gia Định làm nơi tấn công thứ hai ơ nước ta là do:
A. Gia Định giàu tài nguyên, đông dân.
B. Gia Định giàu tài nguyên, vị trí thuận lợi.
C. Gia Định là vựa lúa lớn nhất trung bộ, có cảng biển quan trọng.
D. Gia Định là vựa lúa lớn nhất Nam Bộ, có các cảng biển quan trọng.
Câu 33: Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển trên khắp cả nước, nơi diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là:
A. Nam Kì. B. Bắc Kì.
C. Trung Kì. D. Trung Kì và Bắc Kì.
Câu 34: Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết vào:
A. Ngày 5/6/1862. B. Ngày 5/6/1861.
C. Ngày 6/5/1862. D. Ngày 6/5/1861.
Câu 35: Hiệp ước Giáp Tuất được triều đình Huế ký với Pháp vào:
A. Ngày 13/5/1874. B. Ngày 13/5/1873.
C. Ngày 15/3/1873. D. Ngày 15/3/1874.
Câu 36: Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. B. Chính sách cấm đạo Gia tô của nhà Nguyễn.
C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ
về chính trị, lạc hậu về kinh tế. D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.
Câu 37: Chọn câu trả lời đúng nhất: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Ở Việt Nam, chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
Câu 38: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam kỳ thất bại:
A. Do sự nhu nhược của triều đình Huế. B. Thực dân Pháp câu kết với triều đình đàn áp, khởi nghĩa chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.
C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.
D. Kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu.
Câu 39: Hiệp ước … là mốc đánh dấu sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập.
A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất.
C. Hác – măng. D. Pa – tơ – nốt.
Câu 40: Vì sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng vẫn thất bại ?
A. Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ. B. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
C. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế.
D. Đáp án B + C đúng.