Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 29
Điểm GP 3
Điểm SP 10

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (2)

Edogawa Conan
Trần Bảo Ngân

Câu trả lời:

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng, việc tìm kiếm thông tin ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chúng ta không thể vì thế mà nói rằng sách không còn cần thiết cho chúng ta nữa. Sách là một tài sản vô giá của con người, là nơi hội tụ tinh hoa tri thức của nhân ***** bây giờ và mãi mãi. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng: sách là người bạn tốt của con người”

Đầu tiên, ta hãy giải thích câu tục ngữ này. Sách là nơi mang những tri thức, những hiểu biết và cảm xúc của người viết dc thể hiện qua ngôn từ. Người bạn tốt là người bạn luôn bên ta, giúp đỡ ta trong mọi hoàn cảnh. Hiểu một cách đơn giản ý nghĩa câu nói này như sau: sách

Vậy vì sao ta có thể nói sách là người bạn tốt của con người ?

Từ xa xưa, con người đã tìm ra rất nhiều cách để tích lũy thông tin như khắc họa lên đá, viết lên những thanh tre,…Cho đến bây giờ, những thành quả của nhân loại vẫn dc lưu giữ chủ yếu qua sách. Sách là nơi lưu giữ mọi tri thức mọi thanh quả của con người đạt dc ha kỉ. Như nhà văn nổi tiếng M.Gorki đã nói; Hãy yêu quý sách vì sách là nguồn gốc của mọi tri thức:

Như đã nói ở trên, sách đem lại cho ta vô vàn tri thức. Đó chính là một trong những điều quan trọng nhất của việc đọc sách. Sách đưa ta đến với những vật vĩ mô như cả vũ trụ rộng lớn, hay cho ta biết rằng cả một thế giới nhỏ bé đang ở trong lòng bàn tay mình. Sách mang lại những điều kì thú từ toán học, hay đưa ta đến biết bao vùng đất mới mẻ trên khắp thế gian…

Nhà văn Hoài Thanh đã từng nói: Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, gây cho ta những tình cảm ta không có”. Quả vậy sách đã bồi dưỡng, vun đắp tâm hồn của biết bao con người.

Không những vậy,

Đọc sách, thực chất là một quá trình giao tiếp, mà bạn và tác giả là 2 người giao tiếp. CHỉ có điều, quá trình đó là quá trình diễn ra 1 chiều. CHính vì vậy, khi đọc sách, đó cũng là lúc năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, biết trình bày vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích mà vẫn lôi cuốn trong bạn được khơi dậy và phát triển. Đọc sách thời gian lâu, bạn sẽ biết cách nói chuyện,cách gợi vấn đe, đặt câu hởi có sức lôi cuốn thuyết phục…và hệ quả từ nso là một điều đương nhiên: bạn sẽ dc người khác tôn trọng lắng nghe và quý mến

Hãy thử tưởng tượng một thế giới nơi không có sách. Khi đó thế giới tinh thần của con người sẽ có thể nghèo nàn đến bực nào!Sẽ không còn điều gì để nuôi dưỡng tinh thần của con người, và cứ mỗi một thế hệ, con người lại phải vật lộn làm lại tất cả từ số 0 vì không có những vật truyền đạt lại những kiến thức của tổ tiên cho ta.

Sách quan trọng là vậy, nhưng ko phải quyển sách nào cũng là sách hay sách tốt. NHư V.L.Lê nin đã từng nói: Đọc sách là cả một nghệ thuật”

Tham khảo thôi bạn nhéhaha

Câu trả lời:

“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khan đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. ĐÚng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khan và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.

Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.

Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.

Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.

Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.

Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.

Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.

Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.

Tham khảo thôi bạn nhé!haha

Câu trả lời:

a.Luận điểm và những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

Bài văn nêu lên luận điểm chính : không sợ sai lầm Các câu mang luận điểm: Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. Thất bại là mẹ của thành công. Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b.Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ lí lẽ hiển nhiên và có sức thuyết phục

Các lí lẽ:

Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công. Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên

c. Cách lập luận của bài văn trên khác với cách lập luận của bài Đừng sợ vấp ngã

Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ