Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị. Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Họ là chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.
2.
Người Hi Lạp và Rô ma đã có những thành tựu văn hóa là:
+ Sáng tạo ra lịch: Dựa theo sự di chuyển của Trái đất quay xung quanh mặt trời để làm ra lịch. Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ chia thành 12 tháng. Đó là dương lịch.
+ Chữ viết: Hệ chữ a, b, c…
+ Các ngành khoa học cơ bản ( toán, lí, hóa, sinh… với nhiều nhà khoa học lớn như toán học có Ta – lét, Pi – ta – go, vật lí của Ác – si – mét, triết học có Pla – tôn , A –ri – nốt…
+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc: Như đền Pác – tê – nông trên đồi A – crô – pôn, đấu trường Cô – lê – đê ở Rô – ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi – lô.
3.
Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta sau này.
4. đời sống vật chất
- Việc ở: Nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền, vật liệu là tre, lứa, lá có thang tre để lên xuống
- Việc đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
-Thức ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau cà, mắm cá, và dùng gừng. Cư dân Văn Lang đã biết dùng mâm, bát muôi
-Về mặc: Nam đóng khố, mình trần. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, đeo đồ trang sức
Đời sống tinh thần
- Xã hội thời Văn Lang đã phân chia thành nhiều tầng lớp nhưng sự phân biệt còn chưa sâu sắc
- Thường tổ chức lễ hội vui đùa, chèo thuyền,..
- Họ thờ cúng các lực lượng tự nhiên
- Tục nhuộm răng, ăn trầu,..
=> đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang đã hòa quyện tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc