a. Thông tin về nhân vật đã thiết lập nên hành chính trên vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai:
- Nguyễn Hữu Kính (1650 – 1700) – xưa nay họ tên ông vẫn lưu truyền phổ biến là Nguyễn Hữu Cảnh – là một tướng giỏi đời Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725), là con thứ của danh tướng Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật. Thời niên thiếu, Ông đã theo cha phục vụ trong quân ngũ đến bậc Cai Cơ. Ông đã lập công trạng lớn đầu tiên khi chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm 1692 phái ông làm Thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân đánh vua Chiêm là Kế Bà Tranh, bình định biên cương. Sau đó Ông được Chúa Nguyễn thăng chức Chưởng cơ và cho làm Trấn thủ dinh Bình Khương. Ông chính là người có công kinh lược sứ Đồng Nai – Gia Định vào năm 1689.
- Mùa thu năm Kỷ Mão (1699) vua nước Chân Lạp là Nặc Thu làm phản, Chúa Nguyễn hạ lệnh cử Trấn thủ Bình Khương Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm chức Thống binh cùng phó tướng Phạm Cẩm Long, Tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân sĩ từ Dinh Bình Khương, cho đóng 7 thuyền chiến thuộc binh của Quảng Nam vào Trấn Biên, hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc trấn vệ biên cương. Mùa xuân năm Canh Thìn (1700) đánh bức luỹ Nam Vang và Bích Đôi. Nặc Yêm, Nặc Thu phải xin hàng. Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về cù lao Cây Sao. Sau đó Ông bị đánh lén dẫn đến trọng thương, về tới Rạch Gầm thì mất, năm ấy 51 tuổi. Chúa Nguyễn phong tặng là Hiệp Tán Công Thần Đặc Tiến Chưởng Dinh, thuỵ là Trung Cần, ban cho vàng lụa để hậu táng. Năm Gia Long thứ 4 (1805) tặng là Tuyển Lực Công Thần Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Cẩm y vệ Đô Chỉ Huy Sứ Ty Đô Chỉ Huy Sứ, Đô Đốc Phủ Chưởng Phủ Sư Phó Tướng Chưởng Cơ, liệt vào hàng Thượng Đẳng Thần, Minh Mạng thứ 12 (1831) tặng Thần Cơ Dinh Đô Thống Chế, Vĩnh An Hầu. Các Triều đại đều có Sắc phong Thượng Đẳng Thần: Gia Long thứ 4 (1805), Minh Mạng thứ 3 (1822), Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), Tự Đức năm thứ 5 (1852).
- Hiện nay lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
b.
Địa giới hành chính vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai từ năm 1689 đến khi hình thành tỉnh Đồng Nai hiện nay:
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai hiện nay
- Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
- Năm 1802, dinh Trấn Biên được vua Gia Long đổi thành trấn Biên Hòa, nhưng vẫn thuộc phủ Gia Định. Năm 1808, trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định, đặt Phước Long thành phủ, đặt ra các tổng Phước Chính, Phước An, Bình An, Long Thành làm huyện. Năm 1836, trấn Biên Hòa được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Biên Hoà. Năm 1837, lập thêm hai phủ Phước Tuy và các huyện Nghĩa An, Long Khánh, Phước Bình.
- Vào năm 1840, đặt thêm bốn phủ là Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Vua Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký, lúc này triều đình nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy.
- Năm 1976, chính quyền mới hợp nhất tỉnh Biên Hòa, tỉnh Long Khánh và tỉnh Phước Tuy thành tỉnh Đồng Nai. Khi hợp nhất, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và 9 huyện: Châu Thành, Duyên Hải, Long Đất, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Xuyên Mộc. Tỉnh lị đặt tại thành phố Biên Hòa.
Năm 1978: Quyết định 272-CP
· Thành phố Biên Hòa, huyện Thống Nhất
· Quyết định 272-CP ngày 23 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về việc sáp nhập xã Hố Nai 1 và xã Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vào thành phố Biên Hòa:
1. Sáp nhập các xã Hố Nai 1 và Hố Nai 2 của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vào thành phố Biên Hòa và chuyển các xã này thành các phường gọi là phường Hố Nai 1 và phường Hố Nai 2, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1978: Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa VI
· Kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa VI thông qua quyết định chuyển huyện Duyên Hải về thành phố Hồ Chí Minh quản lý (từ năm 1991, gọi lại tên cũ là huyện Cần Giờ).
Năm 1979: Nghị quyết của Quốc hội thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo
· Nghị quyết của Quốc hội thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trên cơ sở tách thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo của tỉnh Hậu Giang (nay là thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng).
Năm 1980: Quyết định 66-CP
· Quyết định 66-CP ngày 01 tháng 03 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới đổi tên xã thuộc tỉnh Đồng Nai:
· Huyện Châu Thành, huyện Xuyên Mộc
1. Sáp nhập xã Tân Lập của huyện Xuyên Mộc vào huyện Châu Thành cùng tỉnh.
· Huyện Long Thành
1. Đổi tên xã Siph thuộc huyện Long Thành thành xã Long Đức.
Năm 1982: Quyết định 192-HĐBT
· Quyết định 192-HĐBT ngày 08 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Nai:
· Huyện Châu Thành
1. Chia xã Phú Mỹ thành hai xã lấy tên là xã Phú Mỹ và xã Mỹ Xuân.
2. Chia xã Phước Hòa thành hai xã lấy tên là xã Phước Hòa và xã Hội Bài.
3. Thành lập thị trấn Bà Rịa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phước Lễ.
4. Thành lập xã kinh tế mới lấy tên là xã Châu Pha trên cơ sở sáp nhập một phần đất của xã Hắc Dịch và một phần đất của xã Long Hương có tổng diện tích tự nhiên 4100 hécta.
5. Sáp nhập hai ấp Kim Hải của Phước Hòa về xã Long Hương và ấp Trảng Lớn, xã Phú Mỹ về xã Hắc Dịch quản lý.
· Huyện Châu Thành, huyện Xuân Lộc
1. Sáp nhập xã Tân Lập của huyện Châu Thành vào huyện Xuân Lộc.
· Huyện Xuân Lộc
Thành lập thị trấn nông trường sông Ray trên cơ sở sáp nhập xã Tân Lập và nông trường sông Ray.
· Huyện Thống Nhất
1. Chia xã Gia Tân thành ba xã lấy tên là xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 2 và xã Gia Tân 3.
2. Chia xã Gia Kiệm thành hai xã lấy tên là xã Gia Kiệm và xã Quang Trung.
Năm 1984: Quyết định 12-HĐBT
· Quyết định 12-HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn, phường của tỉnh Đồng Nai:
· Huyện Xuân Lộc
1. Chia xã Xuân Bình thành hai xã lấy tên là xã Xuân Bình và xã Xuân Vinh.
2. Chia xã Xuân Tân thành hai xã lấy tên là xã Xuân Tân và xã Xuân Mỹ.
· Huyện Tân Phú
1. Giải thể xã Phú Hiệp để thành lập thị trấn Phú Hiệp.
2. Chia xã Phú Ngọc thành hai xã lấy tên là xã Phú Ngọc và xã Suối Nho.
· Huyện Xuyên Mộc
1. Chia xã Phước Bửu thành hai xã lấy tên là xã Phước Bửu và xã Phước Tân.
· Huyện Long Thành
1. Hợp nhất xã Phước Long và xã Phước Thọ thành một xã lấy tên là xã Long Thọ.
2. Hợp nhất xã Phước Lai và xã Phước Kiểng thành một xã lấy tên là xã Hiệp Phước.
3. Hợp nhất xã An Lợi và xã Phước Nguyên thành một xã lấy tên là xã An Phước.
· Huyện Long Đất
1. Giải thể 2 xã Long Điền và Long Hải để thành lập 2 thị trấn Long Điền và Long Hải.
· Thành phố Biên Hòa
1. Chia phường Hố Nai 2 thành hai phường lấy tên là phường Tân Biên và phường Tân Hòa.
2. Hợp nhất xã Bửu Long và xã Tân Thành thành một xã lấy tên là xã Tân Bửu.
3. Giải thể 2 xã Tân Vạn và Tân Phong để thành lập 2 phường Tân Vạn và Tân Phong.
Năm 1984: Quyết định 180-HĐBT
· Thành phố Biên Hòa
· Quyết định 180-HĐBT ngày 28 tháng 12 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập phường Bửu Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai:
1. Thành lập phường Bửu Hòa trên cơ sở xã Bửu Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1985: Quyết định 24-HĐ
· Quyết định 24-HĐBT ngày 01 tháng 02 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã, thị trấn tỉnh Đồng Nai:
· Huyện Châu Thành
1. Chia xã Ngãi Giao thành 4 xã lấy tên là xã Kim Long, xã Xà Bang, xã Láng Lớn và xã Ngãi Giao.
2. Chia xã Suối Nghệ thành 2 xã lấy tên là xã Nghĩa Thành và xã Suối Nghệ.
· Huyện Tân Phú
1. Đổi tên thị trấn Phú Hiệp thành thị trấn Định Quán.
Năm 1985: Quyết định 284-HĐBT
· Thị xã Vĩnh An
· Quyết định 284-HĐBT ngày 23 tháng 12 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập thị xã Vĩnh An thuộc tỉnh Đồng Nai:
1. Thành lập thị xã Vĩnh An thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở huyện Vĩnh Cửu và hai lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà của huyện Tân Phú
2. Thành lập phường Cây Gáo trên cơ sở xã Cây Gáo.
3. Thành lập phường Trị An trên cơ sở xã Trị An.
4. Thị xã Vĩnh An gồm 2 phường Trị An, Cây Gáo và 11 xã Bình Hòa, Bình Long, Bình Thạnh, Bình Phước, Bình Y, Đại An, Lợi Hòa, Tân Định, Tân Phú, Tân Triều, Thiện Tân, và hai lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà.
5. Huyện Tân Phú sau khi cắt lâm trường Hiếu Liên và Mã Đà để thành lập thị xã Vĩnh An, còn 13 xã: Phú Bình, Phú Cường, Phú Điền, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Lý, Phú Ngọc, Phú Thanh, Phú Túc, Suối Nho và 1 thị trấn Định Quán.
Năm 1986: Quyết định 59-HĐBT
· Huyện Xuân Lộc.
· Quyết định 59-HĐBT ngày 14 tháng 05 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập 2 xã Xuân Đông, Xuân Tây thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai:
1. Thành lập xã Xuân Đông và Xuân Tây tại khu vực kinh tế mới thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2. Xã Xuân Đông có diện tích tự nhiên 3.167 hécta với 2.531 nhân khẩu.
3. Xã Xuân Tây có diện tích tự nhiên 2.787 hécta với 3.501 nhân khẩu.
Năm 1987: Quyết định 16-HĐBT
· Quyết định 16-HĐBT ngày 12 tháng 02 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường thuộc các huyện Long Thành, Tân Phú, Xuân Lộc, thị xã Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai
· Huyện Long Thành
Hợp nhất xã An Hòa và xã Long Hưng thành một xã lấy tên là xã Hòa Hưng.
· Thị xã Vĩnh An
1. Hợp nhất ba xã Bình Phước, Bình Ý và Tân Triều thành một xã lấy tên là xã Tân Bình.
2. Hợp nhất hai xã Bình Long và Lợi Hòa thành một xã lấy tên là xã Bình Lợi.
3. Hợp nhất hai xã Bình Thạnh và xã Tân Phú thành một xã lấy tên là xã Thạnh Phú.
4. Hợp nhất hai xã Đại An và xã Tân Định thành một xã lấy tên là xã Tân An.
5. Chia phường Cây Gáo thành hai đơn vị hành chính lấy tên là phường Cây Gáo và xã Vĩnh Tân.
· Thị xã Vĩnh An, huyện Tân Phú
1. Sáp nhập xã Phú Lý thuộc huyện Tân Phú vào thị xã Vĩnh An.
· Huyện Xuân Lộc
1. Thành lập xã Xuân Bắc trên cơ sở nông trường Thọ Vực và phân trường 1 Thọ Vực thuộc lâm trường Xuân Lộc.
Năm 1988: Quyết định 103-HĐBT
· Thành phố Biên Hòa
· Quyết định 103-HĐBT ngày 05 tháng 07 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính phường Tam Hòa của thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai:
1. Chia phường Tam Hòa của thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai thành 2 phường lấy tên là phường Tam Hòa và phường Bình Đa.
2. Phường Tam Hòa (mới) có 47 tổ dân phố (từ tổ 1 đến tổ 47) với 10.201 nhân khẩu.
3. Phường Bình Đa có 38 tổ dân phố (từ tổ 1 đến tổ 38) với 9.551 nhân khẩu.
Năm 1988: Quyết định 190-HĐBT
· Quyết định 190-HĐBT tháng 12 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc Quyết định 190-HĐBT năm 1988 thành lập 4 xã: Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An tại vùng kinh tế mới thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai:
1. Thành lập 4 xã tại vùng kinh tế thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai lần lượt lấy tên là xã Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An.
Năm 1991: Quyết định 107-HĐBT
· Quyết định 107-HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1991 chia các huyện Xuân Lộc và Tân Phú thành 4 huyện lấy tên là huyện Xuân Lộc, huyện Long Khánh, huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai:
· Huyện Xuân Lộc, huyện Long Khánh
1. Huyện Xuân Lộc có thị trấn Xuân Lộc, thị trấn Sông Ray và 13 xã: Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.
2. Huyện Long Khánh có thị trấn Xuân Lộc và 6 xã: Xuân Bình, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Tân, Xuân Vinh.
· Huyện Tân Phú, huyện Định Quán
1. Huyện Tân Phú có thị trấn Định Quán và 6 xã: Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Thanh.
2. Huyện Định Quán có thị trấn Định Quán và 6 xã: Phú Cường, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Ngọc, Phú Túc, Suối Nho.
Năm 1991: Nghị quyết của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
· Nghị quyết ngày 12 tháng 8 năm 1991 của Quốc hội chia tỉnh Đồng Nai thành tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Tỉnh Đồng Nai:
Tỉnh Đồng Nai có tám đơn vị hành chính gồm: Thành phố Biên Hòa, thị xã Vĩnh An và sáu huyện: Định Quán, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc.
· Tỉnh lỵ: Thành phố Biên Hòa.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có năm đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu và bốn huyện: Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc
· Tỉnh lỵ: Thành phố Vũng Tàu (từ năm 2012, tỉnh lị Bà Rịa - Vũng Tàu dời về thành phố Bà Rịa).
Năm 1992: Quyết định 593/QĐ-TCCP
· Quyết định 593/QĐ-TCCP năm 1992 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Tân Phú, Xuân Lộc và Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
· Huyện Tân Phú
1. Chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc, Trà Cổ và thị trấn Tân Phú - thị trấn huyện lị huyện Tân Phú.
· Huyện Xuân Lộc
1. Giải thể thị trấn nông trường Sông Ray để thành lập xã Sông Ray.
· Huyện Long Khánh
1. Chia xã Xuân Đường thành 2 xã: Xuân Đường và Xuân Quế.
Năm 1993: Quyết định 219-TTg
· Quyết định 219-TTg ngày 10 tháng 05 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Biên Hòa là đô thị loại 2.
Năm 1994: Nghị định 51-CP
· Nghị định 51-CP ngày 23 tháng 06 năm 1994 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Đồng Nai:
· Huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch
1. Chia huyện Long Thành thành hai huyện: huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch:
1. Huyện Long Thành có 52. 032 ha diện tích tự nhiên 162.169 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính gồm các xã: Hòa Hưng, Phúc Tân, Tam An, Tam Phước, Long Đức, Lộc An, Long Phước, An Phước, Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Phước Thái, Tân Hiệp, Long An và thị trấn Long Thành.
2. Huyện Nhơn Trạch có 40.146 ha diện tích tự nhiên 101.882 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính gồm các xã: Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Phước An, Long Thọ và Hiệp Phước.
· Huyện Định Quán
1. Chia xã Phú Hoa thành 3 xã: Phú Lợi, Phú Vinh, Phú Tân.
2. Chuyển giao ấp 7 gồm 1.369 ha diện tích tự nhiên và 2851 nhân khẩu thuộc xã Phú Ngọc về xã Phú Túc quản lý.
3. Chia xã Phú Túc thành 3 xã mới: La Ngà, Túc Trưng, Phú Túc.
4. Chia xã Phú Ngọc thành 3 xã: xã Thanh Sơn, xã Ngọc Định, xã Phú Ngọc.
5. Chuyển giao 2.712 ha diện tích tự nhiên và 6.434 nhân khẩu của thị trấn Định Quán về xã Phú Ngọc quản lý.
6. Chia thị trấn Định Quán thành 2 đơn vị hành chính: xã Gia Canh và thị trấn Định Quán.
Năm 1994: Nghị định 109-CP
· Nghị định 109-CP ngày 29 tháng 08 năm 1994 của Chính phủ tái lập huyện Vĩnh Cửu; điều chỉnh địa giới một số xã phường thuộc thành phố Biên Hòa và các huyện Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc:
· Thị xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu
1. Giải thể thị xã Vĩnh An để thành lập lại huyện Vĩnh Cửu.
2. Giải thể phường Cây Gáo để thành lập thị trấn Vĩnh An.
3. Giải thể phường Trị An để thành lập xã Trị An.
· Thành phố Biên Hòa
1. Thành lập phường Bửu Long trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Bửu.
2. Thành lập phường Long Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Long Bình Tân.
3. Thành lập phường Long Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Tam Hòa.
4. Thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các phường Tam Hòa, Tam Hiệp và Tân Tiến.
5. Thành lập phường Trảng Dài trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường Tân Phong.
· Huyện Long Khánh
1. Chia xã Xuân Bình thành 2 xã: Bảo Bình và Xuân Thiện.
2. Chia xã Xuân Vinh thành 2 xã: Bảo Quang và Bảo Vinh.
3. Chia xã Xuân Tân thành 4 xã: Xuân Tân, Xuân Thanh, Long Giao, Nhân Nghĩa.
4. Chia xã Xuân Lập thành 4 xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Xuân Thạnh.
5. Chia xã Xuân Quế thành 2 xã: Xuân Quế và Sông Nhạn.
6. Chia xã Xuân Đường thành 2 xã: Xuân Đường và Thừa Đức.
· Huyện Long Thành
1. Chia xã Bình Sơn thành 2 xã: Bình An và Bình Sơn.
2. Chia xã Phước Thái thành 2 xã: Phước Bình và Phước Thái.
3. Chia lại xã Hòa Hưng thành 2 xã cũ: An Hòa và Long Hưng.
· Huyện Nhơn Trạch
1. Chia xã Phú Hữu thành 2 xã: Phú Hữu và Phú Đông.
· Huyện Tân Phú
1. Chia xã Phú Bình thành 2 xã: Phú Bình và Phú Sơn.
2. Chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc và Phú Thịnh.
3. Chia xã Phú Bình(mới) thành 2 xã: Phú Bình và Phú Trung.
4. Chia xã Phú Thanh thành 2 xã: Phú Thành và Phú Xuân.
5. Chia xã Phú Lập thành 2 xã: Phú Xuân và Tà Lài.
6. Chia xã Phú Lâm thành 2 xã: Phú Lâm và Thanh Sơn.
· Huyện Thống Nhất
1. Chia xã Trảng Bom 1 thành thị trấn Trảng Bom và xã Sông Trầu.
2. Chia xã Trảng Bom 2 thành 3 xã: Đông Hòa, Tây Hòa và Trung Hòa.
3. Chia xã Hố Nai 4 thành 3 xã: Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến.
4. Chia xã Hưng Lộc thành 2 xã: Hưng Lộc và Hưng Thịnh.
5. Chia xã Bàu Hàm 1 thành 2 xã: Bàu Hàm và Sông Thao.
· Huyện Xuân Lộc
1. Thành lập thị trấn Gia Ray trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Xuân Trường và Xuân Tâm.
2. Chia xã Xuân Bảo thành 2 xã: Xuân Bảo và Bảo Bình.
3. Chia xã Xuân Định thành 2 xã: Xuân Định và Bảo Hòa.
4. Chia xã Sông Ray thành 3 xã: Sông Ray, Lâm San, Lang Minh.
5. Chia xã Xuân Trường thành 2 xã: Xuân Trường và Suối Cao.
6. Chia xã Xuân Hiệp thành 2 xã: Xuân Hiệp và Suối Cát.
Năm 1996
Năm 1996, đổi tên phường Hố Nai 1 thuộc thành phố Biên Hòa, thành phường Hố Nai.
Năm 2003: Nghị định 25/2003/NĐ-CP
· Huyện Vĩnh Cửu
· Nghị định 25/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập xã Mã Đà, Hiếu Liêm thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai:
1. Thành lập xã Mã Đà trên cơ sở 40.078,47 ha diện tích tự nhiên và 6.595 nhân khẩu của thị trấn Vĩnh An.
2. Thành lập xã Hiếu Liêm trên cơ sở 21.379,55 ha diện tích tự nhiên và 3.870 nhân khẩu của xã Trị An.
Năm 2003: Nghị định 97/2003/NĐ-CP
· Nghị định 97/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 08 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai:
· Thị xã Long Khánh
1. Thành lập thị xã Long Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Xuân Lộc và các xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Xuân Thanh của huyện Long Khánh.
2. Thị xã Long Khánh có 19.408,4 ha diện tích tự nhiên và 130.593 nhân khẩu.
3. Thành lập các phường, xã thuộc thị xã Long Khánh:
1. Thành lập phường Xuân Trung trên cơ sở 100 ha diện tích tự nhiên và 10.715 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
2. Thành lập phường Xuân Thanh trên cơ sở 135,5 ha diện tích tự nhiên và 7.344 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
3. Thành lập phường Xuân An trên cơ sở 139 ha diện tích tự nhiên và 12.733 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
4. Thành lập phường Xuân Bình trên cơ sở 122,5 ha diện tích tự nhiên và 9.252 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
5. Thành lập phường Xuân Hòa trên cơ sở 171,4 ha diện tích tự nhiên và 6.652 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
6. Thành lập phường Phú Bình trên cơ sở 149 ha diện tích tự nhiên và 5.230 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
7. Thành lập xã Bàu Trâm trên cơ sở 1.432 ha diện tích tự nhiên và 5.296 nhân khẩu của thị trấn Xuân Lộc.
8. Đổi tên xã Xuân Thanh thành xã Hàng Gòn.
4. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc, thị xã Long Khánh có 19.408,4 ha diện tích tự nhiên và 130.593 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Xuân Trung, Xuân Thanh, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Phú Bình và các xã: Xuân Lập, Bàu Sen, Suối Tre, Bình Lộc, Bảo Quang, Bảo Vinh, Xuân Tân, Hàng Gòn, Bàu Trâm.
5. Địa giới hành chính thị xã Long Khánh: Đông giáp huyện Xuân Lộc; Tây giáp huyện Thống Nhất; Nam giáp huyện Cẩm Mỹ; Bắc giáp các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc.
· Huyện Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ
1. Thành lập huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ của huyện Long Khánh; toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San của huyện Xuân Lộc.
2. Huyện Cẩm Mỹ có 46.796 ha diện tích tự nhiên và 146.572 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Xuân Quế, Sông Nhạn, Xuân Đường, Thừa Đức, Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Lâm San.
3. Địa giới hành chính huyện Cẩm Mỹ: Đông giáp huyện Xuân Lộc; Tây giáp các huyện Thống Nhất, Long Thành; Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Bắc giáp thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc.
· Huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom
1. Thành lập huyện Trảng Bom trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Hố Nai III, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom của huyện Thống Nhất.
2. Huyện Trảng Bom có 32.612 ha diện tích tự nhiên và 177.407 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Hố Nai III, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình và thị trấn Trảng Bom.
3. Địa giới hành chính huyện Trảng Bom: Đông giáp huyện Thống Nhất; Tây giáp thành phố Biên Hòa; Nam giáp huyện Long Thành; Bắc giáp các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán.
· Huyện Thống Nhất, thị xã Long Khánh
1. Sáp nhập 2 xã Xuân Thiện, Xuân Thạnh còn lại của huyện Long Khánh vào huyện Thống Nhất.
· Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc và các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom:
1. Huyện Thống Nhất có 24.720 ha diện tích tự nhiên và 142.606 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Xuân Thiện, Xuân Thạnh, Bàu Hàm II, Gia Tân I, Gia Tân II, Gia Tân III, Gia Kiệm, Quang Trung, Lộ 25, Hưng Lộc.
2. Huyện Xuân Lộc còn lại 72.679 ha diện tích tự nhiên và 194.965 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hiệp, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Suối Cao, Suối Cát, Bảo Hòa, Lang Minh và thị trấn Gia Ray.
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Năm 2010: Nghị quyết số 05/NQ-CP
· Thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành
· Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai:
1. Điều chỉnh toàn bộ 10.899,27 ha diện tích tự nhiên và 92.796 nhân khẩu của các xã: An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước của huyện Long Thành về thành phố Biên Hòa quản lý.
2. Thành phố Biên Hòa có 26.407,84 ha diện tích tự nhiên và 784.398 nhân khẩu, có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: An Bình, Bửu Hòa, Bình Đa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quyết Thắng, Quang Vinh, Thanh Bình, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Thống Nhất, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Trảng Dài, Trung Dũng và 07 xã: Hóa An, Hiệp Hòa, Tân Hạnh, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước.
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Long Thành còn lại 43.101,02 ha diện tích tự nhiên và 188.594 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Long Thành và các xã: Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Long Đức, An Phước, Long Phước, Lộc An, Long An, Phước Bình, Phước Thái, Suối Trầu, Tân Hiệp, Tam An.
Năm 2015: Quyết định 2488/QĐ-TTg
· Quyết định 2488/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Biên Hòa là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đồng Nai.