1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi
2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún.
3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.
4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt.
IV, Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.
V, Các giải pháp đề xuất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương tôi
I,Đặt vấn đề:
Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương em nói riêng là nơi sinh sống chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương tôi tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như làm bún truyền thống, nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi gà,trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiện…nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương tôi có những bước phát triển mới. Cùng với sự phát triển đó thì đời sống bà con địa phương được nâng lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi; nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết. Tình trạng nông nhàn sinh ra các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc hầu như không đáng kể. Các hộ nghèo giảm hẳn. Nhà của của bà con được xây dựng khang trang kiên cố. Đường xá được bê tông hóa nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Ai đi xa lâu ngày khi trở về quê đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi lớn của địa phương. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh vấn đề xã hội nan giải là ô nhiễm môi trường. Địa phương tôi cũng phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải chuồn trại gia súc không đảm bảo, nước thải sản xuất bún , sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt…
Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội về phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh dịch có sức lây lan nhanh như xuất huyết, tiêu chảy cấp…qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn.
II, Thực trạng:
Hiện nay, địa phương có khoảng 180 hecta trồng lúa, 20 hecta rau màu, 200 hộ nuôi lợn( Mỗi hộ bình quân nuôi từ 10 đến 20 con lợn), khoảng 20 hộ nuôi gà( tất cả khoảng 10 ngàn con), 10 hộ nuôi trâu bò( Khoảng 200con) và khoảng 30 hộ làm bún truyền thống. Đây là tiềm lực kinh tế lớn của địa phương nhưng cũng là những ngành nghề gây ô nhiễm nhất.
Hơn nữa mấy năm địa phương chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Chưa nhận thức rõ môi trường tác động đến đời sống xã hội như thế nào. Hiện nay địa phương tôi cũng rất lúng túng chưa có hướng giải quyết nhằm cải thiện về vấn đề môi trường để địa phương có nếp sống văn minh, thôn sóm sạch đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con qua đó phòng ngừa một số dịch bệnh sống cho bà con địa phượng, ổn định xã hội. Nhiều cuộc họp dân với sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng vấn đề này chưa có hướng giải quyết. Cũng chưa có cuộc nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về ô nhiễm môi trường tác động đời sống xã hội của nhân dân địa phương.
Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương tôi diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.
III, Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu thì tôi nhận thấy những thực tế điều kiện hoàn cảnh thực trạng vấn đề như sau:
1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi:
Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạc tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuẩn trại không không được xử lý. Chất thải nầy vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hôi cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí.
2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún:
Đây cũng tác tác nhân gây ô nhiễm không kém. Tương tư như chăn nuôi, các chất thải hữu cơ từ nghề làm bún cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của địa phương, ảnh hương đến sưc khỏe đời sống của bà con ở địa phương.
3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:
Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. các chai lọ bao bì đựng phân thuốc vất ngổn ngan ra môi trường làm thêm ô nhiễm, nếu không có biện pháp hạn chế ngăn chặn thì lâu dài là rất nguy hiểm.
4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt:
Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời ý thức bà con vất rác đúng nơi quy định của bà con địa phương còn hạn chế. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, cũng là tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng.
IV, Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông bà con địa phương. Kinh tế phát triển, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt, nhưng đồng thời sức khỏe cư dân địa phương bị đe dọa trầm trọng. Các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da… có dấu hiệu phát triển mạnh, ảnh hưởng trầm trộng đến chất lượng sống của cư dân trên địa bàn.
Đặt biệt ô nhiễm cũng gây thiệt hại kinh tế to lớn; dịch bệnh từ chăn nuôi diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho hàn chục gia đình chăn nuôi ở địa phương.
V, Các giải pháp đề xuất:
-Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì lãng đạo địa phương học hỏi kinh nghiệm địa phương khác về mô hình chuồn trại khép kín: chuồn thông thoáng, phân được xử lý sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. đặc biệt tuyên truyền vận động bà con xây hầm bi-o-ga vừa kinh tế vừa bảo đảm vệ sinh môi trường. Lãnh đạo địa phương có trách nhiệm hướng dẫn bà con kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí.
– Về nghề bún thì hướng dẫn vận động các hộ sản xuất áp dụng các hình thức sản xuất mới khép kín vệ sinh. Xây dựng các bể xử lý chất thải sử dụng các chất vi sinh, nuôi bèo bể để nước thải được xử lí trước khi thải ra môi trường.
-Tuyên truyền vận động bà con cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách tránh lãng phí, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt tuyên truyền cho bà con hiểu chai lọ bao bì phân thuốc bảo thực vật là rác rất nguy hiểm cầ phải vất đúng chỗ để tiện thu gom xử lý.
-Về rác thải sinh hoạt thì rất cấp bách; phải tuyên truyền bà con thải rác đúng nơi quy định. Xây dựng đội ngũ thu gom rác tự quản. Kinh phí thì vận động mỗi hộ gia đình đóng 10 ngàn đồng/tháng để đội này hoạt động thường xuyên hiệu quả. Hình cho được dịch vụ thu gom rác hoạt động một cách bền vững. tuyền từng gia đình ý thức bảo vệ môi trường , hợp tác nhau triệt để
Trên đây là những đề những đề xuất có nghiên cứu từ thực tiển. Nếu được nghiên cứu triển khai đồng bộ thì tôi tin chắc rằng môi trường địa phương tôi sẽ được cải thiện, ô nhiễm môi trường sẽ được khống chế và đẩy lùi. Kinh tế địa phương sẽ phát triển một cách bền vững, sức khỏe bà con trên địa bàn sẽ được đảm bảo; hạn chế, đẩy lùi các dịch bệnh. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của bà con sẽ được nâng cao toàn diện.