Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 23
Số lượng câu trả lời 60
Điểm GP 12
Điểm SP 39

Người theo dõi (25)

phanthanhnhan
Park Min Young
Lâm Ngọc Đức
Ngô Quang Minh
Bae Suzy

Đang theo dõi (28)

Neet
Ma Sói
Hải Ngân
 Mashiro Shiina

Câu trả lời:

Câu a:Trong hai câu thơ này,có 2 từ láy ví dụ như nao nao,nho nhỏ nhưng từ láy thực sự cái tài trong sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du thì có lẽ chỉ có từ nao nao thôi.
"Nao nao dòng nước uốn quanh".Dòng nước tâm tình chia sẻ,nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua tạo ra một vẻ rất nên thơ,bình lặng,dịu đi cái náo nức,cái xôn xao của kon người mà lễ hội xuân còn vang đọng lại trong tâm trí.Từ "nao nao" diễn tả sự xúc động rưng rưng.Đó dường như không phải là tâm trạng của dòng nước mà là tâm trạng của người nhìn cảnh vật đó.Điều này giống với câu thơ: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".Tâm trạng đã nhuốm màu lên cảnh vật.Nao nao ở đây thực ra là tâm trạng,nó cũng là dư âm của cái vừa qua,đó là lễ hội nhộn nhịp "ngựa xe như nước,áo quần như nêm" và cũng là một bước chuyển cho một tình huống mới,một tâm trạng mới,đó là đến nấm mộ Đạm Tiên và có cuộc gặp gỡ với Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời".


Câu b: Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.