Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 146
Điểm GP 27
Điểm SP 98

Người theo dõi (27)

Đang theo dõi (38)

Phạm Thu Thủy
Cảo TH
Nguyễn Anh Thư

Câu trả lời:

Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề trồng lúa được xem là nghề chính và là niềm tự hào của cha ông ta, là thước đo giá trị tinh thần và kinh tế của Việt Nam. Cho đến bây giờ mặc dù công nghiệp hóa hiện đại hóa song nghề trồng lúa vẫn được coi trọng và đầu tư. Cây lúa nước cũng vì thế mà đi vào đời sống của mỗi con người như một lẽ sống, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ở Việt Nam nghề trồng lúa nước có từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thời kỳ lại có những bước tiến và phát minh mới để nâng cao năng suất của cây lúa nước.

Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn…nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.

Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

“Cuộc đời” của cây lúa nước cũng như sự phát triển của một đời người, đều có quá trình, có những vất vả và gian nan. Lúa được hình thành nên bởi bàn tay vất vả, khéo léo, hai sương một nắng của người nông dân. KHông phải cứ gieo xuống bùn, cấy xuống bùn là chờ đến ngày trổ bông. Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa nước không chỉ phụ thuộc vào người nông dân mà còn bị chi phối bởi thời tiết.Từ một hạt lúa sẽ tạo nên thành nhiều hạt lúa chắc mẩm chính là quá trình sinh sôi và phát triển của cây lúa nước. Người nông dân sẽ lựa chọn những hạt lúa tròn và chắc để làm giống, ủ vào nơi kín gió với nhiệt độ phù hợp, tránh sự xâm nhập của sâu bọ, chuột gián. Ủ trong một thời gian vài ngày thì hạt thóc giống sẽ có độ ấm và bắt đầu nhú lên những mầm trắng nhỏ xinh. Những mầm trắng ấy rất yếu ớt nên người nông dân khéo léo không làm gãy chúng, bởi đó chính là cây mạ non sau này khi cấy xuống bùn. Ngay từ công đoạn đầu đã bắt buộc kinh nghiệm, sự khéo léo và tỉ mỉ của bàn tay người nông dân đê tạo ra những cây mạ cứng cáp.

Họ sẽ dùng những hạt tròn nảy mẩm đó gieo xuống luống đất sền sệt, vừa đủ nước ở ngoài cánh đồng. Chờ đến một thời đủ dài để hạt giống đó tạo thành những cây mạ non nằm sát vào nhau, màu xanh rất mượt mà. Lúc ấy cả cánh đồng đều bị sắc xanh của đám mạ non bao phủ lấy, tạo nên sự yên bình và êm ả giữa chốn quê nhà.

Khi cây mạ non đã đến thì có thể cấy được thì người nông dân lại thêm một công đoạn tiếp theo. Ruộng đồng được cày bừa và lấy nước đủ đầy thì họ bắt đầu mang đám mạ non đó cấy xuống bùn. Bàn tay khéo léo, thoăn thoắt của các mẹ, các chị đã tạo nên những hàng lúa thẳng tắp, nhìn rất đẹp mắt.

Vậy là đã hoàn thành công đoạn cấy lúa, tiếp sau đó đến giai đoạn chăm sóc lúa theo từng thời kỳ thích hợp nhất. Sau khi cấy thì người nông dân đã phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh gây hại, vì đây là thời kỳ lúa còn non, rất dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Người nông dân đã trải qua bao nhiêu nắng mưa, nhiều đêm lo âu nghĩ mọi cách tìm ra cách phòng chống sâu bệnh hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Trồng được một hạt lúa là cả một nỗi dài nhọc nhằn, lo toan. Để chúng ta ta giờ ăn một bát cơm cần phải nâng niu và trân trọng.

Trải qua một quá trình chăm sóc, vụn trồng, tưới tiêu và thời tiết ưu ái thì người nông dân sẽ có một vụ mùa thắng lợi, gánh về sân những hạt thóc tròn vàng ươm.

Lúa ở Việt Nam có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ là loại lúa hạt dài mà người dân vẫn thường dùng trong các bữa cơm, còn lúa nếp là loại lúa mình tròn nẩy người ta thường dùng để làm xôi, làm bánh. Mỗi loại lúa đều có vai trò và chức năng riêng của nó.

Lúa nước Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình, là “gia vị” không thể thiếu trong mỗi bữa cơm người Việt. Mỗi khi chúng ta ăn hạt cơm trắng tròn, dẻo thơm vẫn không quên được công lao, gian nan của những người nông dân đã làm ra chúng. Trong những bữa tiệc quan trọng thì gạo vẫn chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với sự tích Bánh chưng bánh giầy từ thời Hùng Vương đã đề cao vai trò của cây lúa đối với đời sống chúng ta.

Cho đến nay, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Đây là điều khiến cho chúng ta và hơn hết là người nông dân tự hào vì công sức mà mình bỏ ra được đền đắp. Việt Nam phát triển lên từ ngành trồng lúa nước, và nó mãi mãi là nghề truyền thống không thể thay thế.

Câu trả lời:

Đề 2

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời. Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng Nhuỵ vàng bông trắng là xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ… Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát. Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương. “Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”

Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.

Câu trả lời:

Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tắt tự động. Cơm chín do sức nóng của mâm lửa đặt trong nồi. Vì vậy, nếu không chú ý bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.

Chọn mua nồi

Khi mua, bạn yêu cầu nơi bán cắm điện để thử các bóng đèn (nấc đun, cạn cơm) để xem xét nồi hoạt động tốt hay không. Yêu cầu mở vít đáy nồi, xem có chỗ nào rỉ sét không. Nhìn đáy nồi nếu thấy không còn bằng phẳng là đồ cũ. Nếu ưng bên trong thì tiếp tục xem bên ngoài có bị trầy xước không. Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, nồi cơm điện Trung Quốc giá rẻ nhưng men chống dính kém bền, chỉ dùng vài ba lần đã bị tróc.

Sử dụng

Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nháp cứng, dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau.

Sửa chữa

Với loại nồi có dây điện trở quấn trên lõi mica (hình vành khăn tròn), khi dây điện đứt có thể nối, thay mới khá dễ. Loại nồi có dạng thanh điện trở, trong ống hợp kim và manhê hỏng, đứt thì phải thay đáy mới. Nồi bị chạm điện, mát vỏ cần ngưng dùng. Nếu dây cháy hay vỡ công tắc nguồn thì phải thay mới. Nếu do ướt bị chạm thì có thể dùng máy sấy tóc làm khô dây hay chỗ bị ướt. Cầu chì bảo vệ nồi có thể bị cháy do phích cắm lỏng hoặc dây dẫn bị chập bên trong, cần kiểm tra kỹ để thay cái mới.




Câu trả lời:

Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

Sinh trưởng

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên ,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Khu vực trồng

Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.

Tại Việt Nam, Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường học.

Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: Shak-shak hay maraca.

Gỗ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi

Mùa nở hoa

Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.

Ý nghĩa tên

* Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt - "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.

Biểu tượng

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

Câu trả lời:

Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt,những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược...trên con đường TS này.Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm.Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời,thấy cả ánh sao đêm,cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước,phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng,của nhân dân được hạnh phúc,tự do.Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó,bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm.Gian khổ ác liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận,gặp mưa thì phải ướt áo thôi.Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa,vượt qua những chặng đường ác liệt,đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp,được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa,tôi mới hiếu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường,cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh.Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn,rồi không có mui xe,thùng xe rách xước,những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe.Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui.Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước,ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ,cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu,nắm vững khoa học,kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh,hiện đại

Câu trả lời:

Trong cuộc sống không có ai là không một lần mắc sai lầm. Với một phút nông nổi,hiếu kì của cái tuổi 14 mà tôi đã làm người bạn mà tôi yêu quý nhất phải buồn chỉ vì một quyển nhật kí. Mùa hè - mùa của tuổi học trò bắt đầu bằng tiếng vĩ cầm của các nhạc công ve.Cây phượng nở hoa đỏ rực như một cây nấm khổng lồ.Tôi chạy sang nhà Ngọc đứa bạn thân từ hồi còn bé tí tẹo để gọi nó cùng đi chơi.Vừa bước vào cổng tôi gọi to: - Ngọc ơi! này đi chơi đi! gớm gì mà nghỉ hè rồi cứ ở nhà suốt thế? Mẹ Ngọc từ trong nhà đi ra nở một nụ cười và nói vói giọng trêu đùa tôi: - Cái con bé này lúc nào cũng nhanh nhảu.Ngọc đi mua cho cô mớ rau rồi cháu lên phòng đợi bạn chút xíu nhé. Tôi vâng dạ chạy lên phòng Ngọc. Phòng nó lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng không như phòng tôi.Tính tôi hay tò mò cứ phải ngắm nghía,xem xét xem có gì hay ho không. Bỗng tôi thấy trên giá sách của Ngọc có quyển gì màu hồng được che lấp bởi những quyển sách giáo khoa.Tôi lấy quyển sổ bí mật đó ra và ngạc nhiên khi biết đây là quyển nhật kí.Ngọc vốn là đứa trầm lặng, ít nói nhưng chuyện gì của nó tôi cũng biết.Mà sao chuyện này nó không kể với mình.Tôi cũng biết đọc trộm nhật kí là không nên nhưng.... nhưng tôi rát tò mò không biết nó có nói gì tôi không.Mở trang đầu ra với dòng chữ nắn nót của Ngọc Ngày...tháng : Hôm nay mình thấy không vui vì Huyền giận vô cớ, không nghe mình giải thích lí do nữa.Mình mong lần sau bạn ý sẽ bình tĩnh hơn Đọc đến đây tôi cảm thấy mặt mình nóng ran, thế mà nó chẳng báo giờ nói trước mặt mình mà chỉ nói sau lưng mình thôi ư? tôi dở sang trang tiếp theo Ngày...tháng Huyền thực sự là người vui tính,lúc nào cũng quan tâm mọi người.Ai cũng quý bạn ây.Mình ghen tị với bạn ấy quá À bây giờ bạn ý còn biết nói tốt với tôi cơ à, thế mà chả bao giờ nó chịu khen tôi một câu- tôi nghĩ trong đầu với nhiều ý nghĩ và quên đi hành động của mình Cánh cửa phòng mở ra Ngọc đy vào hốt hoảnh khi thấy tôi đọc những gì bí mật mà bạn ý đã dấu kín.Ngọc dằng vội quyển nhật kí,òa khóc nói với tôi; -Tại sao cậu lại đọc trộm nhật kí của tớ? Tôi rất xấu hổ nhưng vẫn cố cãi: -Tớ..tớ chỉ đọc xem cậu nói gì vê tớ thôi..ai ngờ cậu cũng nói xấu tớ.Cậu có coi tớ là bạn không? Ngọc vẫn khóc nấc lên: -Tớ cũng..muốn..muốn nói với cậu nhưng cậu không chịu nghe tớ nói đâu.Đấy chỉ là tớ suy nghĩ thế thôi chứ tớ không có ý nói xấu cậu Bây giời tôi mới nhớ cư mỗi lần Ngọc khuyên bảo tôi thì tôi đều cáu gắt chỉ vì giữ sĩ diện cho mình mà quên đi tâm trạng của Ngọc.Tôi cảm thấy rất hối hận và ôm chầm lấy Ngọc nói trong nước mặt; - Tớ xin lỗi cậu.Tớ sai rồi.Tha lỗi cho tớ nha Ngọc Ngọc lau vội nước mắt,gật đầu. Rồi 2 đứa lại nhìn nhau cười Qua câu chuyện của mình tôi mới biết đọc nhật kí của bạn là đã vi phạm quyền riêng tư khiến tôi hối hận đến tận bây giờ.Nhưng cũng nhờ lần tình cờ dó mà tình bạn giữa tôi và Ngọc ngày càng hiểu nhau hơn, xây dựng tình bạn trên lâu đài của sự tin tưởng.

Câu trả lời:

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.