Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 60
Điểm GP 12
Điểm SP 36

Người theo dõi (21)

Đang theo dõi (71)


Câu trả lời:

1)Tây Nam Á thuộc đới cận nhiệt và đới nhiệt đới; có kiểu khí hậu nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải. Ngoài ra còn có một phần nhỏ là kiểu khí hậu núi cao.
Khí hậu:
- Nóng và khô hạn. Kém phát triển, ít sông lớn.
Có hai sông lớn:
+ Ti-grơ và Ơ- phrat
Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ quan trọng nhất, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưõng Hà (quanh vịnh Péc- xích ) Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển.
- Tình hình chính trị rất phức tạp và không ổn định. Luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh dầu mỏ

2)Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.

3)Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

b) Hệ quả

Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

XONG RỒI NHÁ



Câu trả lời:

Thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp; không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh.

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

NĂM THÀNH NGỮ

Cha nào con nấy Chân lấm tay bùn Chân cứng đá mềm Châu chấu đá xe Cò bay thẳng cánh Có mới nới cũ Có đi không có về Có tật giật mình Con nhà lính, tính nhà quan Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh Còn nước còn tát Con ông cháu cha Con dại cái mang Con sâu làm rầu nồi canh Cùng hội cùng thuyền Chó treo mèo đậy Cháy nhà mới ra mặt chuột Chạy sấp đập ngửa Cá chậu chim lồng Cành vàng lá ngọc Cáo mượn oai hùm Có gian mới chơi được đạo Chạy đôn chạy đáo Chạy ngược chạy xuôi Cõng rắn cắn gà nhà Chim kêu vượn hú Coi trời bằng vung Chín bỏ làm mười Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo Chớ thấy sang mà bắt quàng làm họ Chuột sa chĩnh gạo Chuột sa hũ nếp Chở củi về rừng Bầu ơi thương lấy bí cùng Bằng bạn bằng bè Bí quá hóa liều Bán anh em xa mua láng giềng gần Bạc đầu còn dại Ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà Bạc đeo đầy mình không bằng thông minh sáng suốt Bách niên giai lão Bám dai như đĩa Ba chìm bảy nổi Bắt cá hai tay Ba chân bốn cẳng Bình cũ rượu mới Ba que xỏ lá Bình an vô sự Buôn thùng bán chậu Buôn thúng bán mẹt Bán mặt cho đất bán lưng cho trời