Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Ninh Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 29
Điểm GP 0
Điểm SP 14

Người theo dõi (4)

$Mr.VôDanh$
Huỳnh Chi
Đỗ Minh Đức

Đang theo dõi (4)

Ái Nữ
Nhóc Loan
Na Cà Rốt

Câu trả lời:

a, Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.

b,Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi.Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

c,ỞLão Hạc và chịDậu đều ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đấu tranh bảo vệgia đình của mình. ChịDậu dám đứnglên chống lại bọn cai lệhách dịch vì hắn quá nhẫn tâm và có ý định hãm hại chồng mình. Bằng nững hành động, cửchỉấy, chịquyết tâm bảo vệmái ấm bé nhỏ, hạnh phúc nhỏnhoi ấy bằng cảtính mạng mình. Thếnhưng, Lão Hạc không giống như thế. Nếu người phụnữlàng Đông Xã vùng lên đểđược sống thì Lão Hạc lại chấp nhận sựđấu tranh, sựvùng lên có thểcướp mất cảcuộc đời của Lão đểrồi lão chết -một cái chết đau thương và thật dữdội. Một cái chết chỉđểgiữlấy mảnh vườn cho con đểkhỏi phải làm phiền hà hàng xóm.Sốphận của người nông dân được tác giảNam Cao và Ngô Tất Tốmiêu tảvô cùng sâu sắc. Mặc dù cảhai tác phẩm đều chưa được ánh sáng của Cách Mạng chiếu rọi nhưng chúng vẫn sáng ngời, hình ảnh của chịDậu và Lão Hạc luôn chói loá trên cái tối trời tối đất. Lật từng trang giấy, đọc từng câu văn, người đọc có thểcảm nhận được cuộc dời khốn khổvà phẩm chất của Lão Hạc và chịDậu một cách chân thực nhất.

Câu trả lời:

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” :

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.

Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.