Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 17
Điểm GP 0
Điểm SP 5

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)

Vương Soái

Câu trả lời:

Sự khác nhau trong tư tưởng, cách làm cách mạng của 2 ông chủ yếu là do các nguyên nhân sau;

+Do tác động của yếu tố gia đình: Trong khi Phan Bội Châu sinh ra trong 1 nhà nho yêu nước chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng trung quân ái quốc nên trong quá trình ông đã tận dụng lá cờ quân chủ; còn Phan Châu Trinh có bố từng bị du đảng cần vương giết hại, bản thân ông từng làm quan dưới triều đình nên thái độ vớiCĐPK rất gay gắt.

+Sự khác nhau về truyền thống đấu tranh của quê hương: Trong khi Nghệ An là vùng đất đấu tranh anh dũng lâu đời bằng bạo lực vũ trang thì Quảng Nam lại là vùng đất phát triển thương mại, giao lưu kinh tế.Người dân có truyền thống đấu tranh bằng biện pháp hòa bình.

+Do mức độ tác động của chính sách khai thác thuộc địa của pháp đến những địa phương khác nhau:Trong khi Quảng Nam là trung tâm khai thác của pháp nên những chuyển biến về kinh tế tư tưởng khá rõ nét. Còn Nghệ An ngoại trừ Vinh, Bến Thủy còn hầu như tác động của cuoc khai thác không lớn không gây nên những biến đổi trong truyền thống đấu tranh của vùng này.

+Cả 2 cùng tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản nhưng mức độ tiếp thu là khác nhau:PCT có lợi thế tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản hơn PBC

Câu trả lời:

*Những cơ hội mà Việt Nam có khả năng đánh bật thực dân Pháp ra khỏi lãnh thổ :

+Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được điều động từ Đà Nẵng vào chỉ huy Mặt trận Gia Định. Thời gian này, quân Pháp rút sang Trung Quốc để đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Quốc, chỉ để lại 1000 quân ở Việt Nam, trong khi Nguyễn Tri Phương có 12000 quân lại không dám tấn công chỉ thực hiện chiến thuật phòng ngự, bỏ qua một cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta.

+Trận cầu giấy lần thứ nhất(1873) quân dân ta đã chặn đánh và tiêu diệt toàn bộ quan Pháp, giết được tên chỉ huy là Gacsnie, thực dân pháp hoang mang lo sợ phải tìm cách thương lượng với triều đình Huế. Quân và dân ta phấn khởi muốn xốc tới dành thắng lợi, song triều đình huế vừa sợ Pháp vừa sợ nhân dân nên đã đánh mất cơ hội đánh thắng pháp mà kí hiệp ước 1874

*Nhà Nguyễn không biết tận dụng cơ hội này vì:

+Từ khi thành lập, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ.

+Trong quá trình chiến đấu, nhà nguyễn đã không có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo mà chọn con đường sai lầm lớn là từ bỏ con đường đấu tranh, chủ đọng chống pháp mà đi vào con đương phòng ngự bị động, thương lượng .

+Nhà Nguyễn không kiên định với nhân dân kháng chiến mà còn tạo điều kiện cho pháp bảo toàn lực lượng.

+Trong quá trình kháng chiến nhà Nguyễn đã bỏ qua nhiều cơ hội để phản công và thắng pháp.

+Do triều đình có tư tưởng sợ pháp, không thấy tình hình mà chỉ thấy pháp vượt trội về vũ khí.

+Triều đình không tin vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết để lấy lại các tỉnh đã mất