I ĐỌC HIỂU
Câu 1 – Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2 – Cách trình bày ý của đoạn văn trên: E / Tổng- phân – hợp
Câu 3 – Phép lặp cấu trúc
– Tác dụng: Nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận, giọng điệu hùng biện lôi cuốn hấp dẫn thể hiện nhiệt huyết của người viết; tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu..
Câu 4 – Tư duy số đông là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số, của đại bộ phận tầng lớp trong xã hội về vấn đề, hiện tượng nào đó.
– Cách ứng xử với tư duy số đông:
+ Cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và có chính kiến riêng .
+ Tránh a dua theo đám đông mà thiếu sáng suốt.
+ Tư duy số đông không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng cần lắng nghe để xác lập cho bản thân một cách nghĩ đúng và một cách làm đúng.
II LÀM VĂN
Câu 1
Dàn ý
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
c. Nội dung nghị luận: thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới dây là một số gợi ý về nội dung:
– Đồng tình: Nếu quan niệm thành công là sáng tạo, là tạo ra những khác biệt mang tính đột phá thì tư duy số đông nhiều khi lại tạo ra đường mòn, hạn chế tìm tòi trong suy nghĩ và hành động của con người. Khi đó, tư duy số đông sẽ là lực cản của thành công.
– Phản đối: Cũng có người quan niệm thành công là đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc sống. Trên con đường thực hiện mục tiêu, con người cần phải biết lắng nghe và khi đó có cách nhìn nhận, đánh giá của số đông cũng có những tác dụng nhất định: thể hiện xu hướng, trào lưu phổ biến nào đó; cảnh báo tính khả thi của mục tiêu đặt ra; chỉ ra hướng tiếp cận với công chúng… Khi đó, tư duy số đông không phải là lực cản của sự thành công, ngược lại có ý nghĩa quan trọng với việc mang lại thành công.
– Vừa đồng tình, vừa phản đối:
+ Tư duy số đông là lực cản nếu con người chưa đủ năng lực tìm tòi cái mới, cái riêng cho suy nghĩ và hành động của mình. Con người sẽ bị lệ thuộc vào cách nghĩ, cách làm của số đông.
+ Tư duy số đông của có thể là lực đẩy, thôi thúc người ta tìm kiếm cách nghĩ, cách làm riêng, nỗ lực tìm tòi, kiến tạo những giá trị mới.
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Câu 2 .
Dàn ý
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
MB: nêu được vấn đề,
TB: triển khai được vấn đề,
KB: kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật người đàn bà hàng chài
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
– Người đàn bà vô danh, ngoại hình thô kệch, số phận bất hạnh…là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ.
– Tuy quê mùa thất học, sống cam chịu, nhẫn nhục nhưng chị rất sâu sắc thấu hiểu lẽ đời; giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung; thương yêu con vô bờ bến và biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.
– Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống khác nhau, vào nhiều mối quan hệ; bút pháp khắc họa theo lối tương phản, ngôn ngữ sinh động phù hợp với tính cách…
– Người đàn bà hàng chài mang trong mình vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh..
– Nhà văn cảm thông, thấu hiểu và trân trọng, ngợi ca những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình; làm bật nét riêng của mỗi đoạn thơ,…
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Bài làm
Trong cuộc sống phức tạp này, sự thật đội khi không phải là điều ngay trước mắt mà sự thật là cái ẩn giấu bên trọng. Vì vậy muốn nhìn nhận đúng về cuộc sống về con người, chúng ta phải nhìn vào cái bên trong, bản chất thật, nhìn cuộc sống một cách đa diện. Giống như nhân vật người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Mang vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng phẩm chất bên trong lại vô cùng tốt đẹp.
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết vào năm 1983 và đến 1985 trong tập “ Bến Quê” tác phẩm là sản phẩm con người đời thương. Truyện kể về việc nghệ sĩ nhiếp ảnh phùng đi tới vùng biên này mong tìm được một bức ảnh cho bộ lịch. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm thấy một cảnh đắt trời cho “ Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”. Nhưng vừa như phát hiện một chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy khoản khắc trong ngần của tâm hồn thì bất ngờ anh phát hiện ra cảnh bao lực gia đình. Với sự xuất hiện người đàn bà làng chài gây ấn tượng lớn cho người độc và người nghe.
Người đàn bà làng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ” Người đàn bà, bà…” Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí và phi thẩm mĩ. Trước kia, người đàn bà này sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Đúng vậy cuộc sống của chị thật đang thương và khổ cực. Chị khổ cả về thể xác và tinh thần, giống bao gia đình làng chài khác, gia đình chị đông con. Nhà thì nghèo khó. Thuyền thì bé, có những lần da đình chị phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Một cuộc sống không thể nào khổ hơn. Người ta nhiều khi khổ về vật chất, nhưng tinh thần đầy đủ cũng là hạnh phúc “ một túp lều tranh hai trai tim vàng”. Nhưng chị đâu được thế cuộc sống tinh thần của chị còn khổ hơn. Người đàn ông xấu xí- chồng chị, một phần vì cuốc sống làm cho tính cách hắn hung bạ. Hắn dùng cách giải thoát sự bức xúc bằng cách đánh đập chị, chửa rửa chị và các con chị “ Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” Bị những trận đòn roi những cái quất mạnh của chông tàn bạo, nhưng chị vẫn “ Với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Trận đòn roi chỉ dừng lại khi thằng phác lao tới cứu mẹ và đánh lại bố” Cả hai mẹ con chỉ biết khóc. Người đàn bà kể trước kia khi con còn nhỏ, hắn đánh chị trên thuyền. Sau khi con lớn, chị xin hắn đưa lên bờ rồi đánh. Chúng ta thấy rằng cuộc sống của chị thật khó khăn, chị chỉ biết cam chịu và đôi khi chính là sự ngu dốt.
Nhưng thực chất bên trong còn nhiều điều mà mọi người chưa rõ. Khi chánh án đầu gợi ý li hôn, chị nhất định không chịu, van nài xin không li hôn, nhận hết trách nhiệm , tội nỗi lên đầu mình. Vì sao ư? Vì chị là một người am hiểu lẽ đời, cho dù thất học. Chị hiểu rằng tên con thuyền này cần một người đàn ông chèo chống vượt qua. Phong ba và nuôi cho sấp con của chị cũng rất cảm thông cho chồng chị, xưa là một con người cực tình nhưng không bao giờ đánh vợ. Nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn, làm cho người đàn ông đam ra đánh vợ con , chị nhẫn nhục cam chịu, nhận hết trách nhiệm về bản thân minh. Nhận vì mình đẻ nhiều con mà cuộc sống khổ cực. Ngoài cam chịu, chấp nhận hi sinh, cuộc sống của chị còn có niềm vui đó là khi các con chị được ăn no, mặc ấm.
Người mẹ nào cũng vậy, thấy các con mình hạnh phúc, thì bản thân hạnh phúc gấp một trăm lần rồi. Và đôi khi gia đình chị cũng hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ chị còn có lòng tự trọng cao. Chị biết xấu hổ khi có người khác biết truyện mình bị đánh, đặc biệt là thằng phác. Người chị yêu thương nhất “ Cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột từ cái lão đàn ông đã hành hạ mụ” Chị đã khóc khi phùng nhắc tới thằng phát. Chị thương con vô cùng, Chị cũng đem đến cho đẩu và phùng những bài học quý giá.
Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chông, thương con am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Qua hình ảnh người đàn bà trong truyện chúng ta thấy người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nhét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong luôn có phẩm chất cao quý. Luôn nghĩ tới gia đình, hạnh phúc nhỏ của mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn, chăm sóc gia đình, hạnh phúc đó chính là con cái của mẹ. Người phụ nữ mang một lòng vị tha cao cả, Những khác biệt của người phụ nữ làng chìa, phụ nữ ngày nay năng động hơn, làm chủ cuộc sống hơn, làm chủ được kinh tế.
Họ không còn phải nhẫn nhục chịu trận đòn roi của chồng. Họ yêu thương chồng con, họ cần một người đàn ông chèo kéo mái ấm gia đình, là người yêu thương gia đình, yêu thương vợ con. Nhưng nếu là người đàn ông vũ phu đánh đạp vợ con, họ sẵn sàng báo cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi hạnh phúc của gia đình mình. Bên cạnh đó vẫn còn những người phụ nữ nhu mì, hèn nhắc, nhẫn nhục sẵn sàng chịu đựng đòn roi của chồng. Cố bấu víu lấy cái hạnh phúc chỉ có trong ảo tưởng, sống không có lập trường. Họ cần phải thay đổi cách sống, cách suy nghĩ tới giải pháp cuối cùng để giải thoát tìm hạnh phúc , cho mình cơ hội để đến với hạnh phúc đích thực.