Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 1
Điểm SP 7

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (1)

Akai Haruma

Câu trả lời:

a. ADN.
- Số nucleotit mỗi loại trong gen: A = T ; G = X.
- Số nuclêotit mỗi loại trên từng mạch đơn của gen:
A1 = T2 ; T1 = A2 ; X1 = G2 ; G1 = X2
A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = N/2
- Số nucleotit mỗi loại của gen:
A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
- Tổng số nucleotit trong gen: N = 2A + 2G = 100%N (nucleotit)
- Số chu kì xoắn trong gen: C = N/20 (vòng)
- Chiều dài của gen: L = (N/2) . 3,4Ao (Ao)
- Khối lượng của gen: M = N . 300 đvC (đvC)
- Số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G (liên kết)
- Tổng số liên kết hóa trị trong gen: HT = 2 . (N – 1) (liên kết)
- Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit: HT = N – 2 (liên kết)
* Cơ chế tự nhân đôi của ADN.
Gọi k là số lần tự nhân đôi.
- Số phân tử ADN con được tạo ra: 2k
- Số phân tử ADN được tạo thêm: 2k – 1
- Số phân tử ADN được tao ra hoàn toàn từ nguyên liệu mới: 2k – 2
- Tổng số nucleotit mà môi trường cung cấp: Nmt = N . (2k – 1)
- Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp:
Amt = Tmt = A . (2k – 1)
Gmt = Xmt = G . (2k – 1)
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: Hp = H . (2k – 1)
- Số liên kết hiđrô hình thành: Hht = H . 2k
- Số liên kết hóa trị hình thành:
HTht = N – 2 (qua 1 lần tự sao)
HTht = (N – 2) . (2k – 1) (qua k lần tự sao, đk: liên kết giữa các nucleotit)
HTht = (2n – 2).(2k – 1) (qua k đợt tự sao; đk: lk giữa công thức trong pt ADN)
- Thời gian tự sao: TG = (N/2) . dt (dt- là thời gian tiếp nhận và liên kết 1 nucleotit)
Hoặc TG = N/tốc độ tự sao

b. ARN.
- Tổng số ribo nucleotit: rN = rA + rU + rG + rX = N/2 = 50%N
- Chiều dài: LARN = rN . 3,4Ao
- Khối lượng: MARN = rN . 300đvC
- Tổng số liên kết hóa trị:
HT = rN – 1 (liên kết giữa các nucleotit)
HT = 2rN – 1 (liên kết giữa đường và axit photphoric)
* Cơ chế tổng hợp ARN.

Gọi n là số lần sao mã.
- Số ARN được tạo thành = n.
- Số ribonucleotit các loại mà môi trường cung cấp rNmt = rN . n

c. Prôtein.

- Số aa trong phân tử protein hoàn chỉnh = (N/6) – 2 = (rN/3) – 2 (aa)
- Số liên kết peptit = (N/6) – 3 = (rN/3) – 3 (liên kết)
- Chiều dài = số aa . 3 Ao (Ao)
- Khối lượng = số aa . 110 đvC (đvC)

d. Công thức Nguyên Phân
Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có bộ NST lưỡng bội 2n.
k là số lần nguyên phân liên tiếp.
1. Tổng số TB con được tạo thành = 2k .x
2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên liệu môi trường = (2k – 1).x
3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường:
(2k – 2).x
4. Tổng NST có trong các TB con: 2n. x. 2k
5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST là
2n.(2k – 1).x

Câu trả lời:

Protein có 4 bậc cấu trúc cơ bản.

Cấy trúc xoắn alpha-helix với liên kết hydro (các điểm màu vàng)

Cấu trúc bậc 1: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypeptide. Đầu mạch polypeptide là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối mạch là nhóm cacboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein.

Cấu trúc bậc 2 là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian. Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và cấu trúc nếp gấp β, được cố định bởi các liên kết hyđro giữa những axit amin ở gần nhau. Các protein sợi như keratin, Collagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng)gồm nhiều xoắn α, trong khi các protein hình cầu có nhiều nếp gấp β hơn.

Cấu trúc bậc 3: Các xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptide. Chẳng hạn nhóm -R của cystein có khả năng tạo cầu đisulfur (-S-S-), nhóm -R của prolin cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hyđro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm -R có điện tích trái dấu.

Cấu trúc bậc 4: Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hyđro.