Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 39
Điểm GP 8
Điểm SP 63

Người theo dõi (8)

Ngân Nguyễn
Đậu Cao Anh Duy
Tran Huong Ngoc
nguyệt nguyễn
Đinh Thu Hòa

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi... Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ. Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới... Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống. Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi. Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực. Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị. Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?" Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...

Câu trả lời:

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước , là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước . Các bạn trẻ hãy ý thức rằng : " Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác .

Câu trả lời:

Mỗi một sinh vật sinh ra trong trái đất này đều phải có tính tự lập để sinh sống và tồn tại. Những con chim non mới sinh ra khi xa mẹ cần tự lập, tự học cách vỗ cánh để bay và tự kiếm ăn nuôi sống bản thân mình. Những con thú trong rừng cần tự lập học cách rình mồi, kiếm mồi để duy trì sự sống. Và con người cũng cần tính tự lập. Nó sẽ quyết định đến nhân cách và tương lai của một con người. Tự lập là điều cần thiết của mỗi người, cần rèn luyện và cần có quá trình.

Tự lập là gì? “Tự” là do mình, xuất phát từ bản thân mình, không lệ thuộc vào bất kỳ ai. Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập trái ngược với phó mặc, với lệ thuộc. Đây là một đức tình tốt của con người, giúp cho con người ngày càng sống bản lĩnh, tự tin với bản thân mình hơn.

Hiện nay tự lập được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ. Chúng ta cần thiết phải xây dựng đức tình này từ lúc còn bé, để tạo thành thói quen tốt, không ỉ lại và dựa dẫm vào bất kỳ ai khi mình có thể tự tay làm được điều đó. Trong mỗi chúng ta, từ lập biểu hiển ở những hành động nhỏ nhất, gần gũi và bình dị nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Nếu là một người tự lập thì bạn sẽ không trông chờ vào chiếc máy giặt hay chờ mẹ đi làm về giặt một đống quần áo chất đống hàng tuần. Thay vào đó bạn sẵn sàng bắt tay vào việc giặt quần áo cho bản thân mình. Hẳn rằng bạn sẽ thấy rất vui khi làm điều đó, bởi bạn đã không còn trông mong vào bất kỳ điều gì hoặc bất kỳ ai nữa.

Những đứa trẻ nông thôn bắt buộc chúng phải có tính tự lập từ khi còn bé. Ba mẹ đi làm sớm, ở nhà đứa trẻ lớp 4, 5 đã phải nấu cơm, quét dọn nhà cửa, cho heo ăn, chăn trâu, cắt cỏ. Đối với chúng đó chính là việc phải làm, và tự bản thân những đứa trẻ ý thức được điều đó. Ấy chính là tự lập, là một đức tính mà ai cũng cần có.

Tự lập thì bạn sẽ luôn ở trạng thái chủ đông, không phải chờ một ai, không phải lệ thuộc vào người khác. Bạn có thể tự quyết định suy nghĩ và hành động của mình.

Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng buồn ở thành phố, những gia đình có điều kiện, thuê người giúp việc, bận tất bật quanh năm, họ quẳng lại cho đứa con “rất nhiều tiền” và để cho nó tự sống. Những người con vì có tiền nên đâm ra lười, ỉ lại cho người giúp việc, đến việc tự nấu cơm cho mình ăn cũng không làm được. Hai mươi tuổi đầu rồi cũng không thể nấu được một bữa cơm trọn vẹn. Đây là thực tế rất đáng buồn, đáng trách ở một số bộ phận thành thị. Thực trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các em sau này. Các em mãi mãi sẽ không thể tự quyết định được bản thân muốn gì, mong gì, thích gì, vì lối sống dựa, dẫm, ỉ lại đã ăn sâu vào tận tâm can của các em.

Đối với thế hệ trẻ thì việc tự lập là một điều vô cùng cần thiết, bởi rằng nếu không tự lập, không tự đưa ra quyết định cho bản thân mình thì mãi mãi chúng ta sẽ chỉ là một người chạy phía sau, mất phương hướng với tất cả mọi điều đang ở phía trước.

Chính vì tâm thế ỉ lại, dựa dẫm khiến cho các em không thể định hình được con đường mình đi là đúng hay sai, và có thể các em sẽ lầm đường lạc lối. Thực trạng này rất nhiều.

Và ba mẹ cũng chính là những người phải tác động, phải rèn luyện đức tính tự lập ấy ở những đứa con. Có như vậy thì những người con mới có thể hình dung được tự lập có vai trò to lớn như thế nào.

Đất nước chúng ta cần những con người tự lập, quyết đoán, bởi rằng trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nếu không là chính mình, không có hướng đi riêng thì rất dễ bị hòa tan.

Hãy hoàn thiện đức tính tự lập của mình hằng ngày bằng cách tự bước bằng chính đôi chân,suy nghĩ bằng cái đầu và hành động theo những gì mình cho là đúng. Đó mới là cuộc sống thực sự của bạn.

Câu trả lời:

Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó. Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh.

Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chốn.

Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Ly. Thác Cam Ly không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím...

Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu... Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo... thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ.

Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? Cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi! Bao giờ em gặp lại?