Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Nhiều thế kỷ qua, người đời sau vẫn chưa giải thích được một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới: Làm sao một xã hội vào thời đồ đồng (cụ thể vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên) lại có thể tạo ra Đại kim tự tháp Giza, một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại?

Với chiều cao nguyên thủy là 149,6 m, Đại kim tự tháp Giza, hay còn gọi là kim tự tháp Kheops, cho đến thời Trung cổ vẫn là cấu trúc nhân tạo lớn nhất trên trái đất, trước khi nhường ngôi cho Vương cung thánh đường Lincoln ở Anh vào thế kỷ 14. Trong khi một số nhà chuyên về giả thuyết âm mưu không ngần ngại suy đoán rằng công trình này chỉ có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, giới khoa học và khảo cổ học vẫn tìm kiếm những chứng cứ khả dĩ có thể giải thích được sự tồn tại của kim tự tháp. Giờ đây, sau nhiều năm kiên trì, công sức của họ đã được tưởng thưởng. Theo phóng sự Egypt’s Great Pyramid: The New Evidence trên kênh truyền hình 4 của Anh, các nhà khảo cổ học đã tìm được chứng cứ vô cùng hay ho cho thấy phương pháp vận chuyển những khối đá vôi và đá granite trọng lượng 2,5 tấn/khối từ cách đó hơn 800 km để đến địa điểm xây dựng ngôi mộ cho Pharaoh Khufu. Bằng chứng nằm trong một cuộn giấy da cổ, nhật ký làm việc của một quản đốc thời xưa, ghi lại cách thức hàng ngàn công nhân lành nghề vận chuyển 170.000 tấn đá dọc theo sông Nile trên các con thuyền gỗ được kết lại bằng dây thừng, thông qua hệ thống kênh đào được thiết kế đặc biệt đến bến cảng sát bên công trình xây dựng. Được viết bởi Merer, đốc công chịu trách nhiệm một tổ gồm 40 công nhân giỏi, cuộn giấy cổ trên cho đến nay là tài liệu duy nhất được công nhận là xác thực, liên quan đến hoạt động xây kim tự tháp. Trong nhật ký, ông Merer mô tả chi tiết cách thức các khối đá được đưa từ Tura xuôi dòng đến Giza trên các con thuyền được kết lại bằng dây thừng. Nhóm của ông cũng đã tham gia vào hoạt động thay đổi hoàn toàn vùng đất trong phạm vi dự án, đắp những con đê khổng lồ chuyển đổi luồng nước từ sông Nile vào hệ thống kênh đào nhân tạo đến nơi xây kim tự tháp. Nhà khảo cổ học người Mỹ Mark Lehner, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, cũng đã khai quật được chứng cứ về sự hiện diện của tuyến đường thủy bị chôn vùi bên dưới cao nguyên Giza. “Chúng tôi đã phác thảo được khu kênh đào trung tâm mà chúng tôi cho rằng là nơi chuyên chở đá đến chân của cao nguyên Giza”, theo chuyên gia Mỹ. Trong khi đó, một nhóm khác cũng công bố kết quả khai quật thành công một chiếc thuyền đóng vai trò phục vụ trong nghi lễ, được thiết kế để Pharaoh Khufu tiếp tục dẫn dắt thần dân sau khi chết.

Câu trả lời:

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.


Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để chống phá. Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn chống phá của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.