Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 45
Điểm GP 7
Điểm SP 60

Người theo dõi (13)

Joen Jungkook
Duy Nguyễn
le ngoc anh
Tòng Anh Giang

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Câu trả lời:

Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.

Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.

Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:

"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa"

Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.

Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.

Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:

"Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười".

Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.

Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:

"Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian".

Câu trả lời:

Bạn thân mến!

Mình thực sự rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với bạn. Mình biết bạn rất khoẻ và hy vọng điều đó sẽ luôn đến với bạn. Mình thấy vui thay cho bạn khi mà bạn không còn biết đến chiến tranh, chỉ biết về điều này trong sách vở. Mình cũng biết rằng đối với bạn mỗi ngày trôi qua là một thử thách và là một cuộc đấu tranh nhưng thay vì cố gắng vượt qua mọi thử thách thì bạn chán chường và than phiền với cuộc sống của mình

Đã có quá nhiều sự thay đổi, quá nhiều sự khác biệt từ thời gian ấy đến bây giờ. Chiến tranh đã lấy đi của họ mọi thứ: người thân, nhà cửa và cả mạng sống của họ.

Bạn biết đấy, chiến tranh ở Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu ở thời điểm hiện tại. Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam – đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam…

Chiến tranh, dù với lớp nghĩa nào: là cuộc chiến mở rộng ranh giới lãnh thổ, chiến tranh mang danh “vệ quốc” chính nghĩa, hay thực chất là cuộc chiến giành giật vị thế, phô trương sức mạnh, đều có một đích đến chung không thể khác: đẩy nhân loại tiệm cận với màu trời bê bết máu, chặt đứt gãy sợi dây nối kết yêu thương giữa người với người. Nếu để diễn giải chiến tranh trong một cụm từ ngắn gọn, thì hẳn có thể gọi là manh mối dẫn nguồn của tất thảy sự mất mát, đớn đau.

Bạn thân mến, chiến tranh như một cơn bão, cuốn cả người thân, cuốn cả gia đình và cuốn luôn cả một nền kinh tế đang bình ổn, đang phát triển xuống gầm sâu của tiêu cực. Nhà cửa mất, của cải mất, xã hội loạn lạc, kinh tế theo đó lùi lại một bước dài, thậm chí trở về vạch xuất phát đầu tiên với một bàn tay trắng, gầy dựng lại tự đầu sự ổn định ước mơ.

Thử tưởng tượng, nếu không phải kiên trì gánh gồng những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm…, thì vị thế của dân tộc Việt Nam hiện nay ở mức nào? Không hẳn sẽ đỉnh cao, nhưng chắc hẳn sự bền bỉ của thời gian sẽ làm tổng thể tiến bộ hơn rất nhiều.

Bạn biết không, thay vì chiến tranh giành giật một mảng lãnh thổ, một vùng đất mới, sự đoàn kết gắn nối người với người lại cùng nhau, kết chặt dân tộc này với dân tộc kia lại với nhau, để cùng phát triển, cùng hướng đến một nền kinh tế hiện đại và văn minh, thì mảng màu kinh tế thế giới nói chung thời khắc này, hẳn sẽ tươi sáng hơn thật nhiều.

Những cánh chim hòa bình đang sải cánh tự do trên khoảng bầu trời tại nhiều vùng đất, nhưng tại một vài nơi vẫn bị cản lại bởi cánh cửa sắt mang tên chiến tranh, tàn phá và bạo động, mất mát. Chiến tranh đi qua, là một vùng đất mới phải gầy dựng lại, một đất nước mới phải lao đao chống trả những hậu quả tất yếu còn sót lại…

Nói về chiến tranh và những hậu quả nó để lại, hẳn cần một cuốn sách dày để diễn giải. Bởi với một khái niệm mang tính quá trình như đau thương, lời lẽ nào giải bày hết nếu chỉ nhìn vào với tư cách đang nói về những khung cảnh đẫm máu trong quá khứ ở bầu trời hòa bình, ngôn từ nào bộc lộ hết những vết thương dấu chân chiến tranh hằn lại nếu chính bản thân mình chưa từng kinh qua, chỉ cảm nhận sơ sài qua nước mắt, đôi ba câu chia sẻ của người trong cuộc?.

Trong chiến tranh, bên chủ chiến hay bên bị chiến đều là con người, những người ấy đều có gia đình, người thân, bạn bè và cả ước mơ. Chiến tranh có khi cướp đi của họ tất cả, chẳng còn chút vương nào vui tươi, sự trừng phạt trỗi dậy ngay từ khi bắt đầu. Một chú lính hi sinh, có nghĩa là vợ anh ấy để tang chồng cả đời, sống trong côi cút, mẹ già nuốt đắng cay sống vất vưởng cho qua đoạn đường đau khổ còn lại, cô con gái, cậu con trai còn bé xíu mất đi niềm hạnh phúc tưởng chừng giản dị nằm trong lòng bàn tay ấy là có một gia đình đầm ấm, xã hội mất đi một thanh niên đầy sức trẻ, khát khao. Nối tiếp những mất mát đó, hỏi thử hai phe chiến tuyến còn lại gì? Hay chỉ là sự trừng phạt dành cho thế hệ tương lai, những cô bé, cậu bé mất cha, mất mẹ, mất gia đình sau chiến tranh, mất tuổi thơ, mất ước mơ, mất sự ngây thơ lẽ ra đáng có, để thay vào đó những mưu tính trả thù, những suy nghĩ mang mầm mống tiêu cực, những hạt giống không mang lại an lạc cho tâm hồn.

Công việc học tập làm bạn chán nản còn họ thì không được đi học, bạn có thể ăn thoả thích còn họ thì lúc nào cũng đói vì thiếu ăn, bạn đang ăn kiêng? Còn họ chết cũng vì lí do đó. Sự chăm sóc của cha mẹ làm bạn mệt mỏi? còn họ thì không được bất cứ gì? Bạn còn chê đôi addidas của mình còn họ thì chỉ có một loại duy nhất là chân đất. Bạn không biết cám ơn một chỗ ngủ, họ thì mong chẳng ai đánh thức dậy nữa. Mình là bức thư từ nơi xa xôi gửi tới bạn những lời chúc tốt đẹp và mong bạn ngừng than phiền về cuộc sống của mình và cho nhiều hơn nữa! Vì bạn được sống trong một thế giới hoà bình.

Thân gửi đến bạn!

Tôi, bức thư đến từ thiên đàng.