Trước hết, ông Hai là 1 người rất yêu làng. Khi đi tản cư, chuyển sang nơi ở mới, ông thường ngồi ca tụng về làng mình trước kia, về những thành tích của làng, về những công trình to lớn có sự tham gia của ông và bao nhiêu người khác trong làng. Dù k còn ở làng, nhưng lúc nào tâm hồn ông cũng hướng về làng, nhớ đến làng, khao khát trở về ngôi làng yêu dấu. Cũng chỉ vì yêu làng nên ông Hai mới rời xa làng, chỉ những thanh niên trai tráng mới ở lại chiến dịch.
Lòng yêu làng của ông Hai đã phát triển thành lòng yêu nước, căm thù quân giặc sâu sắc. Ông luôn cầu mong trời nắng để cho " bọn Tây " k chịu đựng được, có lợi cho bộ đội ta. Ông luôn chăm chú theo dõi tình hình chiến sự của đất nước. Tình yêu nước của ông Hai cứ thế lớn dần theo thời gian.
Kim Lân đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả được hết những cung bậc cảm xúc của ông Hai, nhất là từ khi ông bị đồn là phản cách mạng. Ông trở về nhà, ủ rũ , buồn rầu, ai cũng xa lánh ông và ông bắt đầu tuyệt vọng. Ông chỉ biết gửi gắm tâm sự của mình vào đứa con còn trẻ dại. Đó là cách duy nhất để ông thể hiện lòng trung thành với cách mạng, trung thành với cụ Hồ.
Rồi sự phức tạp, rắc rối trong suy nghĩ của ông được xóa đi khi tin đồn địc ở làng bị thiêu rụi. Ông vui mừng, sung sướng và đồng thời chính lúc này ông được giải oan, k phải là kẻ phản cách mạng.
Có thể nói nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng" của Kim Lân đã thể hiện 1 con người yêu làng, yêu quê hương, đất nước tha thiết, Từ đó mở đường cho lòng yêu cách mạng.
Tick cho mình nha