Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 6
Điểm SP 111

Người theo dõi (22)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

TT Thể loại Văn bản Tác giả (hoặc ghi"Dân gian") Nội dung chính
1 Ca dao, dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình Dân gian , nhân dân ta Bày tỏ tâm tình,nhắc nhở về công ơn sinh thành ,tình mẫu tử và anh emruột thịt
2 Tục ngữ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Dân gian, nhân dân ta Truyền đạt những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc quan sát các hiên tương thiên nhiên và trong lao động sản xuất
3 Thơ trung đại Việt Nam Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Ca ngợi vẻ đẹp và nhân cách trong trắng ,son sắt của người phụ nữ việt nam thời xưa ,cảm tương sâu sắc cho thân phận chìm nổi bấp bênh của họ.
4 Thơ Đường Xa ngắm thác núi Lư Lý Bạch Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách mạnh mẽ ,hào phóng của tác giả
5 Thơ hiện đại Cảnh khuya Hồ Chí Minh Thể hiện tình cảm với nhiên nhiên , tâm hồn thi sĩ ,nhạy cảm ,lòng yêu nước sâu nặng của tác giả,phong thái ung dung ,lạc quan của bác .
6 Truyện, ký Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Khuyên chúng ta nên giữ gìn tổ ấm gia đình ,vun đắp ,bảo vệ ,bồi dưỡng cho nó ngày một tốt đẹp ,bền chặt hơn .Dừng chỉ vì một lý do ,lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đén những tâm hồn trong sáng , ngây thơ mà tội nghiệp đó
7 Tùy bút Một thứ quà của lúa non Cốm Thạch Lam Nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy
8 Văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Làm sáng tỏ một chân lí :"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta ''.
9 Văn bản nhật dụng Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn Lên án bọn quan lại thời xưa, không quan tâm đến dân chúng,bóc lột, cậy quyền chức, hà hiếp nhân dân và bày tỏ niềm thương cảm, xót xa trước cảnh dân chúng chống chọi lại thiên tai

,

Câu trả lời:

Câu ghép là một câu có 2 vế. Mỗi vế ngăn cách bởi một dấu "," hoặc một quan hệ từ (và, nhưng...) Mỗi vế có 1 cụm C-V
VD: Cốm không phải thức quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ.
Trong trường hợp này, hai vế của câu ngăn cách bởi dấu ";" bởi vì nó là một câu ghép có cấu tạo phức tạp
Vậy câu ghép có cấu tạo phức tạp là gì? Ví dụ một câu ghép đơn giản sau đây: Hôm nay, mẹ / đi làm, em / đi học
TN C1 V1 C2 V2
Phân tích: Ở đây 2 vế mẹ đi làmem đi học được ngăn cách bởi dấu '','' bởi vì nó có vị ngữ rất đơn giản. Mẹ-đi làm, Em-đi học
Ví dụ một câu ghép phức tạp
Hôm nay, em đi học hát, học múa, học nhảy; chị gái em đi học piano, guitar và ukulete.
Phân tích: Ở đây 2 vế em đi học hát, học múa, học nhảy chị gái em đi học piano, guitar và ukulete được ngăn cách bởi dấu '';" vì các vế có vị ngữ phức tạp. Như ví dụ trên: em không chỉ đi học hát mà còn học múa, học nhảy nữa. Mà mỗi cái ý liệt kê cách nhau bởi dấu "," vậy để không nhầm lẫn và ngăn cách được ranh giới 2 vế của câu ghép. Người ta sử dụng dấu ";" (Bạn có thể đọc các ví dụ trong bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy tr.121 sgk văn 7 tập 2)
Okey! Bây h phân tích câu này nào
Cốm
không phải thức quà của người ăn vội / ăn cốm phải ăn từng chút í
C V C V
, thong thả và ngẫm nghĩ

Câu trả lời:

Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.

Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo.

Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”... rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết.

Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác... Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. ***** nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm.