Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Tiền Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 191
Điểm GP 30
Điểm SP 185

Người theo dõi (24)

Đang theo dõi (14)

Pham Thi Linh
ATNL
Hà Thùy Dương

Câu trả lời:

Tôi là Trương Sinh, con một nhà hào phú nức tiếng giàu có trong vùng. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc dùi mài kinh sử nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người, đó là Vũ Thị Thiết, người con gái ở Nam Xương, nhà nghèo nhưng nổi tiếng khắp vùng về nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày lành tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất « công dung ngôn hạnh », vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi rất hạnh phúc. Nhưng « Ngày vui ngắn chẳng tày gang », chẳng bao lâu sau, đất nước có chiến tranh, tôi bị sung vào lính. Khi đó, Vũ Nương đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của Vũ Nương rồi lên đường ra nơi biên ải.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với bà mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, đứa con trai tên Đản đã biết nói. Cảnh nhà heo hút, sầu thảm. Tôi bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con chưa bén hơi cha cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con :

-Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa bé ngây thơ hỏi lại tôi :

-Ô hay ! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Khi cha gạn hỏi, đứa con nói :

-Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi đau quặn từng khúc ruột. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng. Thế mà, ở nơi tên rơi đạn lạc, tôi đã quên cả mình để không ngừng nhớ tới nàng.

Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vợ tôi đã hết lời thanh minh, hàng xóm đã hết lời khuyên giải, nhưng mặc, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng, thằng bé reo lên :

-Cha Đản lại đến kia kìa !

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi ! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi…

Câu trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương

- Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản. Đêm đêm, ngồi buồn dưới ngọnđèn khuya, Vũ Nương thường “trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Vậy nên Đản mới ngộ nhậnđó là cha mình, khi người cha thật trở về thì không chịu nhận và còn vô tình đưa ra những thôngtin khiến mẹ bị oan. + Do người chồng đa nghi, hay ghen. Ngay từ đầu, Trương Sinh đã được giới thiệu là người“đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”, lại thêm “không có học”. Đó chính là mầm mống của bi kịch sau này khi có biến cố xảy ra. Biến cố đó là việc Trương Sinh phải đi lính xa nhà, khi về mẹ đã mất. Mang tâm trạng buồn khổ, chàng bế đứa con lên ba đi thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại quấy khóc không chịu nhận cha. Lời nói ngây thơ của đứa trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”Trương Sinh gạn hỏi đứa bé lại đưa thêm những thông tin gay cấn, đáng nghi: “Có một người đàn ông đêm nào cũng đến” (hành động lén lút che mắt thiên hạ), “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đảng ngồi cũng ngồi” (hai người sâu đậm, rất quấn quýt nhau), “chẳng bao giờ bế Đản cả” (người này không muốn sự có mặt của đứa bé). Những lời nói thật thà của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh. + Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh. Là kẻ không có học,lại bị ghen tuông làm cho mờ mắt, Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tích những điều phi lý trong lời nói con trẻ. Con người độc đoán ấy đã vội vàng kết luận, “đinh ninh là vợ hư”. Chàng bỏ ngoài tai tất cả những lời biện bạch, thanh minh, thậm chí là van xin của vợ.Khi Vũ Nương hỏi ai nói thì lại giấu không kể lời con. Ngay cả những lời bênh vực của họ hàng,làng xóm cũng không thể cởi bỏ oan khuất cho Vũ Nương. Trương Sinh đã bỏ qua tất cả nhữngcơ hội để cứu vãn tấn thảm kịch, chỉ biết la lên cho hả giận. Trương Sinh lúc ấy không còn nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, cũng chẳng quan tâm đến công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình, nhất là gia đình nhà chồng. Từ đây có thể thấy Trương Sinh là con đẻ của chế độ nam quyền bất công, thiếu lòng tin và thiếu tình thương, ngay cả với người thân yêu nhất. - Nguyên nhân gián tiếp: + Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương chỉ là “con nhà kẻ khó”, còn TrươngSinh là “con nhà hào phú”. Thái độ tàn tệ, rẻ rúng của Trương Sinh đối với Vũ Nương đã phầnnào thể hiện quyền thế của người giàu đối với người nghèo trong một xã hội mà đồng tiền đã bắt đầu làm đen bạc thói đời. + Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình. Trong lễ giáo ấy, chữ trinh là chữ quan trọng hàng đầu; người phụ nữ khi đã bị mang tiếng thất tiết với chồng thì sẽ bị cả xã hội hắt hủi, chỉ còn một con đường chết để tự giải thoát. + Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thì Vũ Nương đã không phải chịu nỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm như vậy. Tóm lại: Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giảđối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những khôngđược bênh vực, trở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói thơ ngây của đứa trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng hay ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình