Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 4
Điểm SP 12

Người theo dõi (3)

Trang Kim
Phạm Đạt

Đang theo dõi (18)


Câu trả lời:

Nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" từng viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Nhận định ấy đã nêu lên những tác động cơ bản của văn học đối với tình cảm con người. Không dừng lại ở đó, giữa văn học và tình thương còn có những mối quan hệ sâu sắc.

Văn học bao gồm những tác phẩm thơ, truyện, kịch, ca dao, hò vè... vô cùng đa dạng, phong phú. Một nội dung quan trọng của những tác phẩm ấy là phản ánh đời sống xã hội, thể hiện những tâm tư tình cảm của con người. Đó là tình anh em sâu nặng, tình bạn bè, cô trò cảm động trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (tác giả Khánh Hoài), "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến; đó là tình cảm gia đình sâu sắc trong những bài ca dao về tình cảm gia đình; là tình thương đối với những kiếp người bé nhỏ, mong manh trong chùm ca dao than thân, trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính",...

Qua những tác phẩm ấy, văn học đã ngợi ca tình yêu thương đẹp đẽ, trong sáng, cao thượng giữa người với người, giữa người với vạn vật xung quanh. Từ đó, văn học xây đắp, bồi dưỡng cho ta tình yêu thương đối với những người thân yêu, với những người hàng xóm, bạn bè, với quê hương đất nước... Đọc bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn...”, người đọc thấm thìa hơn công ơn "như núi”, "như nước trong nguồn chảy ra" của cha và mẹ. Bài ca dao khiến ta biết yêu hơn, biết thương hơn những đấng sinh thành. Đọc truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, ai cũng rưng rưng cảm động và thấy xót thương cho những số phận bé thơ sớm phải chịu cảnh gia đình chia lìa đôi ngả. "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại khiến người đọc thấy trân trọng và tin yêu vào tấm lòng của những người bạn hữu trong cuộc đời,... Có thể nói văn học chính là dòng suối ngọt mát bồi đắp những yêu thương cho tâm hồn con người. Nó khiến mỗi chúng ta biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với nhau để sống nhân văn và ý nghĩa hơn giữa cuộc đời này.

Đến lượt mình, tình thương trở thành nguồn gốc, động lực cho sự ra đời của văn học. Trong "Ý nghĩa văn chương", Hoài Thanh đã dùng một câu chuyện - một hình ảnh thật hay để lí giải nguồn gốc của thơ ca hay chính là văn học nghệ thuật nói chung: Một tu sĩ khóc thương một con chim nhỏ bị thương, tiếng khóc - lòng thương của ông đã bật lên thành tiếng thơ ca. Thật vậy, phải có lòng yêu quý, trân trọng tấm lòng của bạn sâu sác, Nguyễn Khuyến mới chắp bút viết nên "Bạn đến chơi nhà" hóm hĩnh. Phải có một tấm lòng dầy ưu tư, đa cảm trước tình đời, tình người Bà Huyện Thanh Quan mới viết nên những câu thơ đầy cảm động:

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia".

Trong nỗi "nhớ nước", "thương nhà" của tác giả là một khối sầu thương u ẩn về thời thế và cuộc đời...

Văn chương, nói như học giả Lê Quý Đôn: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần", thực sự được bắt nguồn từ tình yêu thương bao la giữa người với người, giữa con người và vạn vật.

Có thể nói, giữa văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học. Điều đó cho ta những bài học quan trọng trong việc học văn và xây dựng tình cảm với người thân, bạn bè, cộng đồng. Học văn là để làm đẹp, làm phong phú cho tâm hồn và ngược lại, khi đọc văn - học văn phải biết "lấy hồn ta để cảm hồn người", có vậy mới thấm thìa hết những giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm văn học.


Câu trả lời:

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, nhu cầu về giao tiếp, kết bạn là một điều thiết yếu đối với mỗi con người. Nhưng số ít trong chúng ta không chú trọng việc chọn bạn để chơi mà chơi với những người vô văn hóa, không được giáo dục thì chẳng bao lâu họ liền sa vào những thứ ăn chơi nơi vũ trường, quán bar… nhưng nguy hiểm nhất vẫn là tệ nạn ma túy – con đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS.

Hầu hết mọi người trong chúng ta đều biết ma túy là thứ nguy hiểm nhưng chưa chắc rằng chúng ta thức sự biết được mức độ nguy hiểm của nó. Ma túy được làm từ miền Bắc nước ta và đã bị nhà nước nghiêm cấm. Chúng có nhiều dạng khác nhau như dạng viên, dạng bột… và dạng tiêm là dạng nguy hiểm đến tính mạng con người nhiều nhất. Vì khi tim ma túy, chưa chắc rằng đó là một kim tiêm giữ vệ sinh – không virus. Những người sử dụng ma túy không biết rằng họ đã dẫn đường cho virus vào cơ thể để nó phá hoại chính mình.

Đã sa vào ma túy thì xem như là tự giết chết bản thân mình. Đầu tiên là sức khỏe người nghiện: họ trông xơ xác, gầy gò, không còn sức sống và hầu như mất khả năng lao động. Tiếp theo là gia đình của họ: gia đình có người nghiện ma túy thì bầu không khí luôn ãm đạm, nặng nề, những người thân của họ luôn phải buồn rầu vì họ; rồi dẫn đến sức khỏe yếu đi kéo theo chất lượng lao động – thu nhập gia đình theo đà mà suy sụp. Họ luôn phải nhìn người thân của mình quằng oại trong đau đớn khi lên cơn nghiện vì thiếu thuốc. Họ không thể kèm lòng mình trong cảnh tượng đó và họ đã tiếp tay cho người nghiện để không phải đau đớn vì thấy người thân của mình chẳng khác gì đang đứng bên bờ vực của sự sống và cái chết.

Đó là những gia đình còn quan tâm đến người nghiện, mặc dù việc làm của họ không đúng khi vẫn để người nghiện sử dụng ma túy. Còn những gia đình thì bỏ rơi người nghiện, xa lánh và mặc kệ họ. Họ sẽ sống như thế nào khi đã lỡ sa vào con đường này mà không nhận được sự quan tâm của người thân để đưa họ về sự sống thực sự? Họ sẽ đi lang thang, không nhà không cửa. Khi lên cơn nghiện, họ không thể làm chủ chính mình và có thể có những hành vì cướp đoạt tài sản, giết người… để rồi quãng đời sau này phải ở trong căn phòng đầy bóng tối và bao quanh là bốn bức tường nơi nhà tù.

Có lẽ chúng ta không biết rằng họ - những người nghiện ma túy cũng muốn trở lại cuộc sống ấm êm bên gia đình, bạn bè và người thân; nhưng họ không đủ nghị lực để vượt qua bởi không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình và người thân. Khi nghĩ lại, chúng ta thực sự quá vô tâm với họ, nhưng chúng ta vẫn còn kịp thời gian để kéo họ trở lại với ánh sáng. Chúng ta hãy cùng mở rộng vòng tay chào đón họ trở về với chúng ta bằng cách xây dựng trại cai nghiện cũng như tổ chức những chương trình mang tính cộng đồng ủng hộ những người trong trại cai nghiện. Nếu không may, những người mắc bệnh AIDS – thời kì cuối của sự nhiễm HIV vì sử dụng ma túy thì chúng ta hãy thấp lên những tia sáng cuối cùng trong cuộc đời họ.

Là học sinh chúng ta, cần phải bảo vệ chính mình khỏi tệ nạn ma túy bằng cách tìm hiểu sự nguy hiểm của ma túy và tuyên truyền cho mọi người về tác hại của chúng. Đừng vì một phút sao lãng bởi những lời rủ rê của bạn bè mà đánh mất chính mình để sa vào con đường hầu như không có đường quay lại nếu không nhận được những tia sáng mở đường cho họ trở về cuộc sống bình yên với gia đình. Những tia sáng đó là gì? Những tia sáng là những sự quan tâm, giúp đỡ của động đồng với họ.

Ngay bây giờ, ngay lúc này, chúng ta hãy đón họ trở về với cuộc sống của chính họ để họ - những người đã một lần sa vào con đường nghiện ngập có cuộc sống hạnh phúc bên người thân và gia đình. Để đất nước chúng ta trở thành nước không có người phải chết hoặc không có niềm vui vì ma túy.

Câu trả lời:

Bạn tham khảo nha -MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống. -TB: + Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai? + Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực. + Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động + k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá. + Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện. + Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt". + Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu + Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến --> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế + Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng.... + Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè.... + Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt" + Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc + Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó. + HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng. + Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái + Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay: + Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình. + 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS + Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi ....... -KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay