Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 76
Điểm GP 6
Điểm SP 43

Người theo dõi (22)

lê huân
Lê Bảo Ngọc
Lê Khôi Nguyên
Kuroba Kaito

Đang theo dõi (10)


Câu trả lời:

Cách phòng tránh giun sán kí sinh ở người

Đường lây truyền của giun chủ yếu qua ăn uống. Ví như giun đũa, giun kim thường theo phân của người bệnh ra ngoài. Sau khi đi ngoài không rửa tay có thể khiến nguồn bệnh lây vào thức ăn, người khác ăn phải sẽ nhiễm bệnh.

Bệnh giun đũa, giun kim cũng có thể lây truyền qua vật trung gian truyền bệnh như gián, chuột… Khi bị bệnh giun đũa mà không được tẩy giun, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển. Ấu trùng giun móc xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc qua da. Trứng giun theo phân người ra ngoài rồi nở thành ấu trùng, sau đó chui qua chân người đi đất để vào cơ thể và gây bệnh. Giun móc gây thiếu máu vì mỗi ngày, chúng có thể tiêu thụ 50ml máu trong ruột.

1/ Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa đít cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

2/ Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

– Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh. – Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng đít để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Khi nào cho trẻ uống thuốc tẩy giun?

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:

Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V) Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg. Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

Câu trả lời:

Biểu cảm về mùa thu
Mùa xuân là mùa của sự đầm ấm, là mùa của sự sẻ chia giữa thiên nhiên đất trời với con người. Mùa hạ là những ngày không khí trở nên ngột ngạt bởi cái nắng nóng oi bức xen kẽ những trận mưa. Mùa thu là mùa của sự thanh bình với những cơn gió mát và những chiếc lá vàng rơi. Mùa đông là mùa cuối cùng, cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những gì đã đến với mình trong suốt năm qua. Và với riêng em, mùa thu là mùa đẹp nhất.

Tiết trời đã vào thu. Bầu trời trong xanh và cao vời vợi. Nắng dịu nhẹ trải dài. Mùa thu vàng mênh mang: màu vàng tươi của hoa cúc, hoa sao nhái, màu vàng xuộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng giòn tan của những tia nắng ban trưa, màu vàng nâu của những chiếc lá héo úa rơi đầy trên đường phố, … Chỉ có màu vàng mùa thu mới sóng sánh như mật ong, mới đậm nét và tươi tắn đến vậy. Thu như giấc mơ dịu dàng, đưa con người hòa mình vào thiên nhiên để quên đi cái cuộc sống thành thị ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng.

Gió mùa thu thật nghịch ngợm! Gió đùa giỡn tạo nên những cơn mưa lá vàng rơi trên đường phố. Gió quấn quít, vấn vương. Gió khiến người ta có cảm xúc rất lạ. Một chiều thu, em đi dạo trên con đường ở trung tâm thành phố. Vài ngọn gió heo may vô tình lướt qua hàng cổ thụ ven đường. Chỉ trong phút chốc, những chiếc lá vàng rơi xuống như ngại ngần, quyến luyến trời cao, cứ thế xoay tròn trong không trung trước khi gieo mình xuống dòng xe cộ đông đúc. Con đường trước mặt bỗng gợn lên những làn sóng lăn tăn như dòng sông vàng đang cuộn chảy. Em như ngây người trước bức tranh sống động ấy. Một chiếc lá mỏng manh lại sắp lìa cành. Dường như nó đang luyến tiếc khi phải rời xa cành cây, rời xa những người bạn lá thân thương. Rồi chiếc lá ấy như một vũ công tài năng, uyển chuyển xoay tròn theo gió. Em xòe tay đón lấy, nắm chặt chiếc lá trong tay mình. Một cảm xúc dịu dàng len lỏi vào tim. Và lúc ấy, em chợt nhận ra rằng đó chính là cảm xúc mùa thu.

Chỉ mới đây thôi, hạ đến cùng với những kỳ thi căng thẳng, mệt mỏi và sự náo nức về những ngày nghỉ vui tươi. Vậy mà khi thu vừa chớm tới, cái cảm giác mong chờ được gặp lại bạn bè, thầy cô lại tràn ngập trong lòng em. Tháng chín, chúng em thôi những ngày tháng rong chơi, quay lại với những trang vở, với chiếc áo trắng học trò và chờ đợi tiếng trống khai trường. Tháng chín, bằng một nụ cười thật tươi, em háo hức bước vào năm học mới. Dẫu biết rằng có nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng em vẫn sẽ cố gắng học thật tốt để mai này trở thành một người có ích cho xã hội.