HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường
B. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn
C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian.
Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là
A. 16,5
B. 17,5
C. 14,5
D. 15,5
Có ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb giảm phân, hai trong ba tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân I, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xét các loại giao tử có thể thu được như các trường hợp dưới đây:
(1) 2AaB: 2b : 1AB: 1ab
(2) 2Aab: 2B: 1Ab: 1aB
(3) 1AaB : 1Aab: 1B : 1b: 1AB: 1ab
(4) 2Aab: 2B: 1AB: 1ab
(5) 1AaB: 1Aab: 1B: 1b: 1Ab: 1aB
(6) 2Aab: 2B: 1AB: 1aB
Theo lí thuyết số trương hợp các loại giao tử có thể thu được là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho các đặc trưng sau:
1. Độ đa dạng 2. Độ thường gặp
3. Loài ưu thế 4. Tỉ lệ giới tính
5. Mật độ 6. Loài đặc trưng
Những đặc trưng cơ bản nào nêu trên là của quần xã?
A. 1, 2, 3, 6
B. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 5, 6
D. 3, 4, 5, 6
Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn là
A. (2); (3); (5); (6).
B. (1); (4); (6); (7).
C. (1); (3); (5); (7).
D. (2); (3); (5); (7).
Khi nói về quần xã, người ta đưa ra các nhận định sau:
1. Quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn.
2. Ở các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế.
3. Loài chủ chốt thường là sinh vật ăn thịt đầu bảng.
4. Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó.
5. Mức đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt và mức độ thay đổi của môi trường vô sinh.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 3
B. 1
D. 2