Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 38
Điểm GP 3
Điểm SP 44

Người theo dõi (12)

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

Tại sao lại không chọn cây tre?

Dù có đến hơn 60% số người được hỏi đồng ý với phương án hoa Sen (theo kết quả điều tra dư luận của Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch), tuy nhiên ai cũng biết Sen là quốc hoa của Ấn Độ, việc chọn một loại hoa đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách của một nền văn hóa lớn như vậy dễ bị hiểu là “ăn theo”, “đạo ý tưởng”…

Những phương án khác thì bị chê không vì nhược điểm này thì nhược điểm nọ. Hoa Mai vàng chỉ phổ biến ở miền Nam, hoa Đào rực rỡ lại ưa cái rét miền Bắc. Hơn nữa Mai và Đào dù đẹp nhưng đều là những loài cây chỉ khoe sắc được vào một thời điểm nhất định trong năm.

Tại sao lại không chọn cây tre làm biểu tượng văn hóa Việt? Tre khắc phục được tất cả những nhược điểm trên, phổ biến ở khắp vùng miền trên cả nước, lại là bạn đồng hành thủy chung, can đảm của dân tộc từ thuở xa xưa khai hoang, dựng nước và giữ nước. Tre hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam. Thêm nữa, dù tre không phải là một loại hoa nhưng vẫn có thể là biểu tượng văn hóa Việt Nam giống như lá phong là biểu tượng của Canada.

Việt Nam là xứ nhiệt đới gió mùa nên “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau” (Thép Mới). Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi vùng sinh thái đều tươi xanh những loài thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng thân thương xiết bao, khi đâu đâu cũng bốn mùa xanh những lũy tre tươi tốt. Từ Bắc chí Nam, trên núi trên đồi bạt ngàn tre nứa giang vầu… Đồng bằng thì làng quê nào cũng lũy tre bao bọc, bờ đê nào cũng tre xanh chắn sóng và ngăn lũ, nên sông quê "nước gương trong soi tóc những hàng tre" (Tế Hanh).

Nay giữa Ba Đình, hai hàng tre xanh bình yên mang hồn quê xứ sở muôn đời che mát giấc ngàn thu Lãnh tụ Hồ Chí Minh - Người tiêu biểu nhất cho giang sơn và văn hóa Việt Nam.

Tre là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa gian lao suốt nhiều thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Những làng xã định cư với lũy tre xanh bao bọc ngăn gió bão, từ ấy đã là đặc trưng không chỉ của không gian sinh tồn của làng, mà còn là đặc trưng văn hóa - thẩm mỹ riêng có của làng quê Việt Nam ta. Trong sâu xa tâm thức người Việt từ thuở ấy, đã bình yên và xanh mát bóng tre.

Tre theo người cùng một lúc làm nên cả văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể cho xứ sở chúng ta. Kiến trúc ư? Thì nhà tranh tre nứa lá, với phên với liếp tre đan. Tiện nghi ư? Thì nào giường chõng, bàn ghế, tủ chạn... cho đến lắm thứ đồ ăn thức làm: Nong nia, dần sàng, thúng mủng, rổ rá, cối xay tre... Công cụ nhà nông ư? Thì đòn càn đòn xóc, quang gánh... Đi lại trên sông nước, đánh bắt cá ư? Thì thuyền nan, thuyền thúng, cần câu, vó bè, nơm, đó, dậm tre đan... Đồ chơi và nhạc cụ ư? Thì que khăng, que chuyền, cây đu, diều sáo, sáo, tiêu, khèn bè, đàn tơ rưng tre nứa, cả cây nêu ngày Tết và cột cờ lễ hội đình làng...

Đó là thời đất nước chưa phát triển như hiện nay. Ở thời hiện đại, từ tre và nhờ có tre, có nứa cùng với song, mây, mà nên nghề thủ công, mỹ nghệ với lắm thứ hàng hóa tre trúc song mây, với những làng nghề tre mây có tiếng nay được nâng niu như một dạng văn hóa phi vật thể.

Hàng tre trúc, mây tre đan tinh xảo thời hội nhập đi ra thế giới, thu ngoại tệ và hơn thế, quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Tre phản ánh cốt cách người Việt

Đến lượt con người lại nhận ra sự tương hợp kỳ lạ giữa phẩm chất của tre với cốt cách của chính mình, đến mức như là tri kỷ. Có thể kể đến áng văn tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới viết sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, và bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy viết thời đánh Mỹ.

Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".

Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử, cả do đến từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển.

Giống như cộng đồng người Việt, tre là lũy thép trước xâm lăng và bão lũ. Tre nhẫn nại chịu oằn mình, ngả rạp trước cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng thành lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi...

Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô hạn nên xứng đáng là biểu tượng của cốt cách và các phẩm chất đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam ta.

Câu trả lời:

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Câu trả lời:

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.