Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 70
Điểm GP 16
Điểm SP 128

Người theo dõi (41)

Đang theo dõi (9)

Phan Văn Trung
Nancy Drew
minh xu

Câu trả lời:

10 giải pháp bao gồm:

1. Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép.

2. Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả.

3. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức.

4. Tiêu hủy tất cả kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được.

5. Đóng cửa các cơ sở nuôi hổ và chấm dứt mọi hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát.

6. Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.

7. Tạm dừng việc cấp giấy phép gây nuôi thương mại ĐVHD trên toàn quốc.

8. Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn.

9. Ngăn chặn tội phạm trên internet.

10. Tăng cường tiếng nói của các cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD.

Các kiến nghị này đã được đưa ra trao đổi ở tối 15.11.2016 giữa ENV và đại diện đoàn dự hội nghị cùng các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD.

Theo bà Bùi Thị Hà - Phó GĐ phụ trách Chương trình Chính sách - Pháp luật của ENV: “Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong việc đấu tranh chống nạn buôn bán ĐVHD nguy cấp, quý hiếm chỉ trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam và thế giới như như hổ, tê giác và tê tê”.

Vì vậy, ENV cho rằng: Việt Nam nên tập trung nỗ lực giải quyết 10 vấn đề cấp bách nêu trên để bảo vệ tương lai của các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm tại nước ta. Dù các vấn đề này không thể dễ được giải quyết triệt để trong một thời gian ngắn, nhưng trước mắt, cần sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền tới toàn cộng đồng.

Câu trả lời:

Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ. Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

mot-con-ngua-dau-ca-tau-bo-co

Giải thích câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” – lớp 7

Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.

Câu trả lời:

“Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Đó là tiếng hát ngợi ca của nhân dân ta khi nhắc tới Bác Hồ kính yêu - một con người hiện thân cho những gì cao đẹp nhất của dân tộc. Nói tới Bác là nói tới tấm lòng nhân ái bao la, tình yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân dân đất nước.

Cho đến những ngày cuối cùng trước lúc đi xa, Bác vẫn còn để lại trên cõi đời này muôn vàn tình thương yêu cho dân tộc. Tấm lòng yêu thương ấy đã trở thành nguồn đề tài phong phú cho cả một phong trào thơ ca viết về Bác.

Tình thương yêu của Bác thật rộng lớn bao la. Tình cảm ấy đã bao trùm lên non sông đất nước, lên mọi kiếp người, đến cỏ cây hoa lá cũng được sưởi ấm bởi tình thương của Bác. Nhà thơ Tố Hữu, một trong những nhà thơ Việt Nam viết về Bác nhiều nhất đã khái quát trong bài thơ Bác ơi:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người

Quả đúng như vậy, trái tim chan chứa yêu thương của Bác đã từng ôm, từng ghì vào lòng tất cả hình hài dáng quê đất Việt. Ta nhớ lại những chặng đường gian khổ mà Bác đã phải trải qua để đưa đất nước Việt Nam tới ngày vinh quang chiến thắng. Ấy là buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước, người trai đất Việt này chỉ có hai bàn tay trắng với trái tim rực lửa yêu nước và ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước. Bác Hồ đã phải trải qua trăm ngàn công việc vất vả, khó nhọc trong buổi đầu ấy:

Từ đó người đi những phút đầu 
Lênh đênh bốn biển, một con tàu
Cuộc đời sóng gió,-trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo, thái rau

Và đây nữa, một hình ảnh đẹp đẽ biết bao, khi Bác cúi xuống hôn nắm đất nơi địa đầu Tổ quốc sau bao năm xa cách. Đó là biểu hiện sâu sắc của tình yêu quê hương đất nước đã được Chế Lan Viên khắc họa:

Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai

Yêu đất nước Việt Nam bao nhiêu. Bác càng thương con người Việt Nam bấy nhiêu - những người dân sống kiếp người cùng khổ, cơ cực cảnh cơ hàn trời đất tối tăm. Trái tim chan chứa yêu thương của Bác đã ôm cả "mọi kiếp người". Bác đã dành cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân, từ em thơ đến các cụ già, từ các anh bộ đội đang vững tay súng nơi chiến trường đến chị nông dân đang cầm chắc tay cày nơi hậu phương mọi tình cảm yêu thương trìu mến nhất, vẫn là nỗi lòng của Tố Hữu khi viết về Bác:

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

Quan tâm đến các em, Bác vẫn thường viết thư, gửi quà, động viên, khuyến khích các em chăm ngoan học giỏi. Cảm động biết bao khi chúng ta nghe thơ Bác:

Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh

Và:

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Thế đấy, so với tấm lòng yêu thương bao la của Bác, thì viết về Bác bao nhiêu cũng là chưa đủ, bao nhiêu cũng như là thiếu:

Ôi vẫn còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm

Với trẻ em, Bác nâng niu, trân trọng là thế! Còn với các anh bộ đội thì sao? Ta cảm động và oà khóc như con trẻ trước tình thương, sự quan tâm hết mực của Người:

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Tình cảm của Bác đối với các anh thật gần gũi biết bao! Cử chỉ “đi dém chăn”, "nhón chân" là cử chỉ của một người làm cha, làm mẹ. Bác là cha, là mẹ của toàn dân tộc:

"Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"

Đối với nông dân, những người dân chân lấm tay bùn phải lăn lộn với “năm nắng mười mưa” chống chọi với thiên tai, chống chọi với bom đan của kẻ thù để làm ra hạt lúa củ khoai nuôi mình và dành dụm gửi tới tiền phương, Bác cũng rất quan tâm. Chúng ta hãy ngắm nhìn hình ảnh của Bác

Bác vẫn đi kia giữa cánh đồng
Thăm từng ngọn lúa, hỏi từng bông
Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm
Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong

Rõ ràng, ở nơi nào ta cùng gặp hình ảnh Bác. Bác - nơi chiến trường, đạn bom, khói lửa: Bác - nơi ruộng đồng bát ngát xanh tươi; Bác - của các em thơ; Bác - niềm tin yêu và kính trọng của các cụ già.

Đối với tầng lớp công nhân, những anh, những chị ngày đêm dang tất bật trên dây chuyền sản xuất, hăng hái thi đua lập chiến công, Bác cũng thường xuyên đi về, ghé qua thăm hỏi:

Bác vẫn về kia những sớm trưa
Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ
Hỏi anh, hỏi chị công nhân ấy
Vàng ngọc thi đua được mấy giờ

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, thương cuộc đời chung thương cỏ hoa". Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát hộ chúng ta tình cảm thương yêu sâu nặng đến thiết tha của Bác đối với cỏ cây hoa lá, đối với mỗi trái tim Việt Nam chúng ta. Chúng ta dành cho Bác - người Cha - người Anh những tình cảm gì? Phải là muôn vàn tấm lòng thành kính, tình thương yêu đầy áp trong lòng. Chúng ta cũng như vui lây với tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu:

Vui sao một sáng tháng năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ.


Đó là niềm vui của những người con được về thăm Bác, và cũng là nỗi niềm của những miền quê nhớ Bác không nguôi:

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Lại có những vùng quê như miền Trung - khu Bốn, nổi thương nhớ Bác đã kết thành lời ca thật thiết tha, thật sâu nặng:

Chúng con sinh ra khi nước nhà chia cắt
Nỗi nhớ Bác Hồ dằng dặc suốt miền Trung...

Tên Bác - cái tôn kính yêu Hồ Chí Minh đã trở thành điểm tựa tinh thần to lớn. Tôn Bác Hồ là sức mạnh giúp các anh, các chị, các má, các em thêm vững lòng:

Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh
Trong sáng lòng anh xung kích
Nửa đêm bôn tập diệt đồn
Vững tay người chiến sĩ nông thôn
Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo...
Các anh chị, các em ơi có phải
Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh
Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh.

Lại có những câu ca dao rất đẹp ngợi ca Bác:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Chỉ qua hai hình ảnh rất đơn giản, rất cụ thể: bông sen và tên Bác; cũng chỉ qua phép so sánh quen thuộc, và cũng chỉ bằng sự so sánh tuyệt đối “nhất”, nhân dân ta đã bày tỏ được sâu sắc tình cảm kính trọng của mình với Bác kính yêu.

Qua thơ ca viết về Bác, ta càng thấy rõ hơn tình thương yêu chan chứa, mênh mông mà Bác đã dành cho đất nước và con người Việt Nam. Và cũng qua đó, ta thấy thêm lòng tin yêu kính trọng vô bờ của nhân dân ta với Bác.

Bác đã ra đi, nhưng tình thương yêu của Bác dành cho dân tộc Việt Nam vẫn mãi mãi trường tồn. Lăng Bác uy nghi còn đó. Cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã nói hộ tình cảm của những người con Việt Nam với Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây...

Giờ đây, đứng trước chân dung Bác, ta kính cẩn nghiêng mình thấm thía

Cháu thề phấn đấu suốt đời
Như lời Bác dạy, nên người Bác mong

Câu trả lời:

Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ở đời có mấy ai không muốn đạt được thành công? Song không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy: “Có chí thì nên” Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa.Chắc các bạn ai cũng biết Trạng nguyên Nguyễn Hiền - Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Để đạt được thành công đó là cả một quá trình bền bỉ. Tuy nhà rất nghèo, không có tiền cho cậu đi học nhưng ngày nào cũng vậy, dù nắng hay mưa, cậu bé hiếu học vẫn đứng ngoài cử lớp nghe thầy giảng bài. Khi đi chăn trâu, cậu viết trên lưng trâu, trên nền cát, bài tập được cậu làm trên lá chuối. Hay có ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu. Nhận ra điều này, ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp. Chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”. Chúng ta cũng biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi- “ lưỡng quốc Trạng nguyên”. Có một câu chuyện cảm động về sự kiên trì của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã. Không chỉ có vậy, đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Và con người ấy vẫn không nản lòng, ngày qua ngày vẫn chăm chỉ tập viết. Và ngày nay, chúng ta biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Kí- Anh hùng lao động- một nhà giáo ưu tú được bao thế hệ học sinh kính trọng, mến yêu. Nhìn ra thế giới, ta sẽ thấy vô vàn những tấm gương nêu cao ý chí, đáng ngưỡng mộ và hoc tập. Trong đó phải kể đến Hê-len Ki-lơ- đại sứ hòa bình. Các bạn có tin không, năm mới hai tuổi, thế giới của Hê-len đã không còn âm thanh và ánh sáng. Phải chăng ý chí, quyết tâm luôn nhắc nhở bà không được gục ngã. Những năm tháng tập nói thât không hoài phí để sau này, bà đã đứng leennnn cất tiếng nói hòa bình cho nhân loại. Ít ai biết rằng cô Pa-lu-đa, người Anh bị mù mà vẫn tự tin sải bước trên sàn catwalk, ông Ốt- xtơ-rốp-xki bị mù mà vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Ý chí quả là có sức mạnh phi thường, giúp con người ta vượt qua những điều dườngnhư không tưởng. Vậy đó, “chí” là điều rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lưc thôi thúc mình tiến xa. Mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược viêc lớn, như Bác Hồ từng nói: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.” Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.

Câu trả lời:

Câu tục ngữ là lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Đó là "gỗ" và "nước sơn". Gỗ là chát liệu dùng để tạo nên vật dụng như tủ, bàn ghế... Còn "nước son" là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật. Muốn có một đồ vật bền ta nên chú ỷ đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hào nhoáng bên ngoài mà để bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sông ông bà ta đã kết luận "gỗ tốt" hơn hẳn "nước sơn" đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơm trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chu ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xót vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức năng lực cùa con ngươi phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và lới khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.

Trong thực tế của cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con nguới thi giữa hình thức và nội dung, giữa ben ngoài và thực chất bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất nhau.

Những vật có chất luợng kém lại được mang một hình thức thật hấp dẫn. Cái tủ, cái bàn làm bằng gồ xấu thì luôn luôn có một lớp sơn sặc sỡ bao phủ bên ngoài. Cũng như người độc ác, bất tài thường được che giấu bởi lớp vỏ bên ngoài thật lịch sự, sang trọng.. Đứng trước những trường hợp ấy ta phải tỉnh táo và sáng suốt để nhận định đánh giá không bị nhầm lẫn. Và nếu phải chọn lựa thì ta nên lấy nội dung, chất luợng bên trong là tiêu chuẩn làm thuớc đo để đánh giá. Là vật dụng ta chú ý đến chất gỗ; là con người ta nên quan tâm đến đạo đức, trình độ năng lực cua người ấy. Có như vậy ta mới không hối tiếc sau này. Bởi lẽ hình thức bên ngoài không thể bền lâu rối cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, còn cái trường tồn vững chắc vẫn là cái cốt lõi bên trong. Ngoài ra, câu tục ngữ còn giúp ta một phương châm ở đời, đó là lo tu dưỡng rèn luyện cho bản thân : Đừng mải mê chạy theo hình thức mà quen đi cái gia trị của con người là phẩm hạnh, là tài năng, trí tuệ. Đây là một lời giáo dục thật đúng đắn để giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống.

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề được như vậy. Vì hiện nay có biết bao kẻ ưa chuộng hình thức, lớp hào nhóang bên ngoài. Họ thấy đẹp, thấy lịch sự là vừa ý, hài long. Thậm chi còn tệ hại nữa là họ lại quân niệm vê cái đẹp không dùng là sai, nên họ chỉ lo chăm chút cái dáng vẻ bên ngoài cho thật nổi bật, cho thật sáng rực mà quên đi việc rèn luyện phẩm chất bên trong. Những hạng người đó chỉ làm cho xã hội rối rắm, không giúp ích gì cho đất nước cả. Nói như vậy, không có nghĩa là ta phú nhận hoàn toàn giá trị của hình thức. Bởi lẽ, mặc dù nội dung quyết định giá trị sản phẩm, giá trị con người nhưng hình thức cũng góp phần biểu hiện nội dung, như ông bà ta xưa kìa thường nói "cái răng, cái tóc là gốc con người" đó sao. Do vậy, hình thức đẹp càng làm tâng giả trị của nội dung. Trong trướng hợp này hình thức và nội dung thống nhất nhaụ. Vì thế, một đó vật vừa có chất liệu tốt mà có mẫu mã, nước sơn đẹp thì đồ vật ấy càng có giá trị hơn. Cũng như con người, nếu có phẩm chất đạo đức, có năng lực tốt mà lại có thêm dáng vẻ bên ngoài dễ nhìn, lịch sự thì quả là đáng quy vô cùng. Cho nên khi đánh giá sự vật hay con người, ta phải biết kết hợp giữa nội dung, chất lượng với hình thức dáng vẻ bên ngoài thì sự đánh giá nhận xét sẽ đực chính xác hơn.

Câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" đã giúp cho ta một bài học kinh nghiệm về cách nhận định đánh giá đồ vật hoặc con người. Hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cào phẩm chất của một người học sinh ; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ tương đồng giữa hai mặt nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện sau này giúp ích cho đất nước quê hương.

Câu trả lời:

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.