Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 96
Điểm GP 4
Điểm SP 71

Người theo dõi (21)

Đang theo dõi (28)

Pham Tuan Linh
Học 24h
Bloom Bloom

Câu trả lời:

1.Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý —Trần : Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý — Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ờ hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lẽ sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
2.

Có 2 khuynh hướng văn thơ nổi trội dưới thời Lê sơ : văn thơ yêu nước dân tộc và văn thơ cung đình.

Theo đà dòng văn học yêu nước thời Lý - Trần, được tiếp sức thêm bởi cảm hứng qua những chiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác phẩm văn thơ đã nói lên ý chí bất khuất và lòng tự hào về một quốc gia - dân tộc có bề dày lịch sử - văn hóa. Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Nguyễn Mộng Tuân với Lam Sơn phú, Hậu Bạch Đằng giang phú, Lê Thánh Tông với các bài thơ ca tụng các nhân vật lịch sử - văn hóa và các danh lam thắng cảnh đất nước. Theo phương hướng tìm về cội nguồn dân tộc Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã hiệu đính Lĩnh Nam thích quái, một tác phẩm dã sử truyền thuyết từ thời Trần. Tinh thần dân tộc còn biểu hiện ở việc phổ biến dùng chữ Nôm, với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và tác phẩm Hồng Đức Quốc âm thi tập.

Bên cạnh đó, dòng văn học cung đình với nội dung hình thức thù phụng, thanh lệ cũng phát triển. Bùi Huy Bích nhận định: "Thời Hồng Đức gọi là cực thịnh nhưng lúc đó văn chương ưa chuộng thanh lệ (khuôn sáo hình thức)". Điển hình là hội Tao Đàn (nhị thập bát tú) do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh. Tác phẩm chính của hội này là tập Quỳnh uyển cửu ca, với những bài thơ xướng họa tán tụng, với chủ đề khuôn sáo là "Minh quân, lương thần" (vua sáng, tôi hiền). Dòng văn học cung đình đã thể hiện rõ quan điểm giáo huấn "Văn dĩ tải đạo", yếu tố trữ tình, cá nhân đã vắng mặt trong đó.

Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển).

Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc.

Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, th­ường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.

Câu trả lời:

a,Bộ Lại (Bộ Nội vụ) hoặc Lại bộ là bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn. Đứng đầu Bộ Lại là Thượng thư bộ Lại (Lại bộ Thượng thư).

Bộ Lễ giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc. Bộ này trông coi việc tổ chức và kiểm soát vấn đề thi cử (thi Nho học khoa cử) chọn người tài ra giúp triều đình. Bộ này tương đương với bộ Học thời cận đại và Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ văn hóa thông tin ngày nay.

Bộ Hộ thời Lê giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt. Bộ Hộ thời Nguyễn giữ chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước, ngoài ra bộ Hộ còn được xem là bộ Lao động Sản Xuất.

Bộ Binh giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghí trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ, tương đương với bộ Quốc phòng.

Bộ Hình giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình, tương đương với tòa án tối cao.

Bộ Công coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi. Có thể xem là tương đương với bộ Giao thông Vận tải ngày nay. b,

Tại Việt Nam, chức thượng thư được đặt ra lần đầu tiên vào triều nhà Lý, nhưng hiện vẫn chưa rõ việc chia các bộ trong triều đình nhà Lý, cùng với các chức vụ thượng thư phụ trách các bộ này cũng chưa rõ ràng. Đời vua Lý Nhân Tông, có các vị thượng thư: Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm,...

Đầu thời nhà Trần, thượng thư được chia làm 2 loại: thượng thư hành khiểnthượng thư hữu bật. Phải đến khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) đời vua Trần Minh Tông mới chia ra làm thượng thư giữ các bộ của triều đình. Những thượng thư đầu tiên đứng đầu các bộ, đời Đại Khánh gồm: Doãn Bang Hiến thượng thư bộ Lại, Đỗ Nhân Giám thượng thư bộ Binh, Trần Chiêu Ngạn thượng thư bộ Hình.[1]

Đến thời nhà Hậu Lê, vào đầu thời Lê sơ ban đầu chỉ đặt có 2 bộ là bộ Lại và bộ Lễ. Đến đời vua Lê Nghi Dân mới đặt đủ 6 bộ (Lục bộ).

c, toàn quốc được chia thành 1 phủ và 12 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên được điều hành bởi 3 ty: đô Tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), Thừa tuyên ty (phụ trách các việc dân sự), Hiến sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát). Cách cải tổ này có lẽ áp dụng theo cách cải tổ thời Minh Trung quốc với việc bãi bỏ cơ quan trung ương Trung thư tỉnh và thay thế bằng các đô Thừa tuyên bố chính sứ ty (承宣布政使司), đô Tổng binh sứ ty và đô Án sát ty tại các tỉnh. Thời kỳ này, chức Thừa chính sứ là chức quan cao nhất, đứng đầu Thừa tuyên ty, phụ trách các vấn đề liên quan đến hành chính, dân sự tại một tỉnh, chia trách nhiệm cùng ty Tổng binh và ty Hiến.

d,Kỵ binh là binh lính giáp chiến trên lưng ngựa. Bộ binh di chuyển trên lưng ngựa (Bộ - Kỵ binh) nhưng khi chiến đấu thì xuống ngựa .Thủy binh là chiến đấu trên nước.Tượng binh là người cưỡi voi được huấn luyện dưới sự chỉ huy của con người để giao chiến. Mục đích chính là tấn công đối phương, dày xéo và phá vỡ hàng ngũ của quân địch.

Câu trả lời:

Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527. to_chuc_chinh_quyen_thoi_le_so_400. Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527

♥ Cải cách:

Sơ đồ hành chính nhà nước thời Lê Sơ trước cải cách.

vua – Tể tướng, quan đại thần (văn, võ) -khối hành chính

-khối thanh tra,tư pháp,xét xử

-khối quân sự

– … -Kinh đô – phường

-đạo (5 đạo) – lộ – huyện – xã

– châu – xã

Bộ máy hành chính sau cải cách : (hình thiếu)

Những ưu điểm trong cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Lê Thánh Tông rất chú trọng đến cải cách bộ máy hành chính, ông đã có những quyết định, chính sách hết sức tiến bộ vượt thời đại về bộ máy hành chính.

Ở trung ương:

Ông cho bãi bỏ một số chức quan sau:

– Bỏ tể tướng , thay vào đó ông trực tiếp điều hành chính sự

– đại hành khiển chính thức đứng đầu hàng ngũ quan lại

– các quan chức đại thần như tam tư bị bãi bỏ , các chức tam thái, tam thiếu, tam úy, thiếu úy chỉ được hưởng bổng lộc hậu chứ không được hưởng thực quyền.

Một số cơ quan có chức năng văng phòng của vua :

– Hàn lâm viện phụng mệnh vua khởi thảo một số loại văn thư như chiếu, chỉ, biểu,…

– Đông các viện sửa chữa các văn bản do hàn lâm viện khởi thảo.

– Trung thư giám, biên phép các văn bản trên thành văn bản chính thức

– Hoàng môn tỉnh giữ ấn của nhà vua

– Bí thư giám trông coi thư viện nhà vua

Lục bộ:

– lục bộ là cơ quan quyền lực cai quản lĩnh vực kinh tế, xã hội

– đứng đầu bộ là thượng thư, có hai phó là tả thị lang và hữu thị lang, các cơ quan trong bộ có: Sảnh tương đương với văn phòng bộ bây giờ, Các ty là cơ quan chuyên môn tương đương với các vụ bây giờ.

Bộ lễ giúp vua việc lễ giáo phong kiến, đây là thể hiện rõ nhất của uy quyền, địa vị của vua và trật tự phong kiến. bộ này phụ trách về các mặt văn hóa, xã hội, đời sống, giáo dục.

Bộ lại giúp vua quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại, xương sống của nền quân chủ, bao gồm việc tuyển, bổ , thăng , giáng chức, phong tước thẩm, khảo xét quan lại, có khoảng 80 quan và lại.

Bộ hộ giúp vua quản lý tài chính, tô thuế, ruộng đất, hộ khẩu,lương của quan và quân trong cả nước. có khoảng 100 người cả quan và lại.

Bộ hình: 190 người, giúp vua trông coi về hình pháp, xét xử và ngục tụng, có nhiều vụ quyền hạn: Nếu thấy quyết định trong hình pháp có điều quá nặng hoặc quá nhẹ thì tâu lên vua để vua sửa đổi. Xét xử một số vụ trọng án để tâu vua chờ chiếu chỉ, kiểm tra công tác xét xử trong cả nước.

Bộ công: giúp cua trông coi việc xây dựng và sửa chữa cung điện, đường xá, cầu cống thành trì,… quản lý các công xưởng và thợ thuyền trong cả nước. gòm 50 cả quan và lại.

Bộ binh: giúp vua quản lý về lĩnh vực quân sự.

Lục tự:

– Thành lập năm 1466, độc lập, trực thuộc vua, bao gồm:

Đại lý tự bổ trợ bộ hình

Thái thường tự, quang lộc tự, thái bộc tự, hồng lô tự, thường bảo tự (bổ trợ bộ lễ)

Lục khoa:

– Trực thuộc nhà vua có chức năng giám sát, kiểm tra lục bộ và danh nghĩa thực thi quyền lực nhà vua.

– Lập lục khoa nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, thúc đẩy sự siêng năng của các bộ chủ quản dưới quyền của vua.

Cơ quan chuyên môn:

– Ngự sử đài tương đương với thanh tra chính phủ bây giờ. Giúp vua kiểm soát đội ngũ quan lại, giám sát việc thực thi pháp luật.

– Trong ngự sử đài gồm có: Tự vụ tỉnh (văn phòng) ; Kinh lịch ty ( đăng lục các án) ; Ánh ngục ty (trông coi về hình ngục) ; Chiếu ma sở ( ghi chép sổ sách án văn) ;

– Ngoài ra trực thuộc ngự sử đài còn có 6 ty ngự sử, đặt ở các đạo trong nước ( hình thành hệ thống cơ quan hành chính ngành dọc. 6 ty ngự sử chí có nhiệm vụ báo cáo cho ngự sử đài ở triều đinh trung ương, quan lại địa phương không được xen vào)

– Thông chính ty: truyền đạt công văn, chỉ dụ của vua tới nhân dân, chuyển đệ đơn từ dân lên triều đình

– Quốc tử giám

– Tư thiên giám: làm luật và thông báo nông lịch

– Thái y viện: chăm sóc sức khỏe cho vua, các quan đại thần… quản lý về y dược trong cả nước.

– Thành lập hệ thống cơ quan chuyên môn và nông nghiệp: sở đồn điền, sở tầm tang, sở thực tháo, sở điền mục.

Cải cách ở địa phương:

1. Đạo – xứ:

Chia cả nước thành 12 đạo: Không giao cho một người quản lý mà thành lập 3 cơ quan quản lý. Giám sát chặt chẽ cấp đạo. Mục tiêu của việc này là thuyết tôn quân quyền, tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay nhà vua, nếu để một người quản lý sẽ dẫn đến nạn cát cứ. Ba cơ quan cấp đạo gồm: thừa ty, đô ty và hiến ty.

Thừa ty: hành chính, tài chính, dân sự

Đô ty: trông coi việc quân

Hiến ty: xét xử và giám sát 2 ty

2. Cấp phủ

Đứng đầu là tri phủ và đồng tri phủ là cấp hành chính trung gian có chức năng chủ yếu là truyền lệnh.

3. Cấp xã:

Đây là cấp đơn vị hành chính cơ sở.

Lê thánh tông rất quan tâm đến cấp hành chính cơ sở này. Ông chủ trương cải tổ cấp xã nhằm tăng cường sự chi phối của triều đình, hạn chế quyền lực ở địa phương.

♥ Ưu điểm của cải cách hành chính:

Lê thánh tông thực hiện thuyết tôn quân quyền nhằm tập trung quyền lực vào tay vua.

Ông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần nhằm hạn chế chia bè kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Ông trực tiếp quản lý các bộ nhằm hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu cho bộ máy hành chính. Giúp bộ máy hành chính hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Ông đặt các bộ cai quản các vấn đề kinh tế – xã hội. nhưng bên canh đó có những lĩnh vực mà các bộ không thể quản lý hết ông đã cho đặt các khoa. Ngoài ra còn có các ty, tự, các cơ quan chuyên môn giúp việc. Tất cả nahwmf cho bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả nhất.

Ông hình thành hệ thống cơ quan hành chính ngành dọc đó là 6 ty ngự sử. 6 ty này chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước ngự sử. điều nay này đảm bảo sự công bằng, tăng cường sự mặt của triều đình tại các cơ quan địa phương, đưa các cơ quan địa phương vào khuôn khổ.

Ông rất coi trọng cấp xã, quản lý đến cấp cơ sở này rất khó. Nhằm hạn chế quyền lực địa phương, ngăn cấm tình trạng cát cứ.