Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 107
Điểm GP 5
Điểm SP 46

Người theo dõi (54)

Đang theo dõi (28)

Ngô Lan Anh
NhokTig
Ngocchau
Huyền Anh Kute

Câu trả lời:

Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi. kể về người mẹ kính yêu của em Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!

Câu trả lời:

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Câu trả lời:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”__Trích Con sông Quê hương - Tế Hanh​

Nhắc đến sông quê hương, trong lòng tôi lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ tôi đã gắn bó bên dòng sông nước trong veo.


Từ khi tôi chưa biết bơi, cha tôi đã dẫn tôi đi tắm sông, nhưng có lẽ do còn bé nên tôi không cảm nhận được tình cảm quê hương, sông vẫn lặng lẽ trôi, mang phù sa vun đắp ruộng vườn tốt tươi, còn tôi vẫn không hề quan tâm sông có gì là đặc biệt, mà đó chỉ là nơi bọn con nít chúng tôi hay ra tắm những khi trời oi bức.

Qua năm tháng gắn bó với dòng sông nên khi xa quê, tôi rất nhớ kỉ niệm về tuổi thơ. Giờ đây, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, phải sống xa nhà, tôi mới thấm thía được nỗi nhớ gia đình, nhớ những người thân và nhất là nhớ dòng sông quê tôi.

Nhớ quá những ngày còn cắp sách tới trường, bước trên bờ đê tôi nhìn xuống dòng sông ngắm những đàn cá đang tung tăng bơi lội. Gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa…

Bên dòng sông quê hương, tôi lắng nghe những ủi an, vỗ về của sóng của gió, của những miên man trìu mến tựa như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đổi dịu dàng. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng và con tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ bên con sông quê nhà.

Dường như sông mang trong mình một câu hát thiết tha và sông đang hát, hát lên khúc hát tình yêu quê hương, khơi dậy bao nỗi niềm đang chôn dấu sâu kín trong trái tim tôi, để mà mang chúng đi thật xa, làm cho lòng tôi lắng lại.

Sông quê tôi không mang màu tinh khiết của bầu trời trong xanh, cũng chẳng phải là màu của những đám mây đang trôi lơ lững trên vòm trời kia, mà chỉ có một màu xám của phù sa, quanh năm bồi đắp màu mỡ cho đôi bờ.

Có thể nói, tuổi thơ tôi đã gắn liền với những ngày ngập nước, nước từ những con sông dâng lên rất cao, cha tôi thì lo đắp đê ngăn không cho nước tràn bờ, còn tôi chỉ thích được lội chân trần dưới nước, có một cảm giác lành lạnh, dễ chịu như mẹ sông nước đang nâng niu, ôm ấp đôi chân tôi.

Sông quê hương lắng nghe từng thay đổi của cuộc đời, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông ánh lên những tia nắng ấm áp ôm ấp tiếng cười vui khúc khích của tuổi thơ vang vang theo gió lộng.

Tuổi thơ tôi đã trôi qua, bên con sông hiền hòa, chứng kiến những ngày khó khăn, vất vả nhưng luôn đầm ấm, được che chở bởi sự ấm áp của tình thương yêu. Năm tháng trôi đi, con sông vẫn chảy và trong cuộc đời mỗi người, ai cũng trải qua những buồn vui sóng gió đẩy đưa, có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, dòng sông quê hương đối với tôi bao giờ cũng là ký ức khó phai nhất. Có lẽ nó đã in dấu trong tâm hồn tôi. Và cũng chính con sông là nơi mà tôi thật sự được cảm thấy êm ả, quên đi những lo toan trong cuộc sống.

Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông quê tôi nay dần biến mất. Còn đâu những cảnh trẻ em tắm trên sông, vui đùa trong làn nước trong xanh. Gần đây, làng quê nổi cợm lên phong trào đào ao nuôi cá. Mỗi ngày hàng tỉ m3 nước bẩn từ các ao cá tra - ba sa được thải trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi, làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác.!!! Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai.

Đất nước đi lên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa nghèo và vô tình xóa luôn sự trong lành của miền quê. Và chỉ còn đây, những dòng sông ô nhiễm. Miền quê yêu dấu không còn những dòng sông trong lành đồng nghĩa với việc môi trường đang dần bị hủy hoại. Chúng ta phải bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ những dòng sông quê hương.

Câu trả lời:

1- Mở bài:
Giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em.
2- Thân bài:
Miêu tả chi tiết cảnh chợ hoa xuân:
- Không khí, quang cảnh chung của chợ hoa.
- Cảnh thiên nhiên: nắng, trời, gió…
- Các loài hoa được trưng bày ra sao ? Đặc điểm riêng của từng loài hoa như thế nào? (màu sắc, hương thơm, dáng cây…)
- Cảnh người đi xem hoa, chiêm ngưỡng, cảnh mua bán hoa…
3- Kết bài
Nêu cảm nghĩ về chợ hoa xuân vừa tả

Bài tham khảo: Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, mọi người lại tìm đến chợ hoa trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, Tp Quy Nhơn để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho con người. Chợ hoa bắt đầu từ ngày 20 đến tối 30 tết âm lịch.Từ cuồi đường LT Kiệt đến Ngã năm Ngô Mây nổi lên một vùng trời đầy màu sắc với bao nhiêu loài hoa. Không khí đón Tết ngập tràn từng đoạn đường. Ta có thể thấy góc kia là những cành đào đỏ thắm rực rỡ, góc này là những chậu cây cảnh nhỏ nhỏ xinh xinh, rồi đến những quày bày bán đồ trang trí ngày Tết. Đến với chợ hoa, ta như được lại gần với thiên nhiên, vừa tận hưởng cái lạnh của gió bấc, vừa tận hưởng vẻ đẹp của những loài hoa và nổi lên là những loài hoa đặc trưng của từng vùng, miền.. Kia có hoa violet, chân chim tím, lúc nào cũng rung rinh như vừa đọng thêm một giọt sương, như sẵn sàng chờ đợi một lời hò hẹn, mang đến cho ngôi nhà chúng ta một sắc màu mềm mại giữa không khí rực rỡ của ngày Tết. Kia là thược dược, những chiếc đĩa màu ngồn ngột, từ trắng nõn nà đến vàng chanh, cánh sen đỏ thắm hoặc màu pha... Một loài hoa lộng lẫy nhưng chỉ tiếc là chóng tàn, khiến người ta cảm thấy tiếc nuối. Rồi đây là layơn hoa đơn trắng muốt, đỏ tía, vàng rộm, tím ngát, vàng chanh... Loài hoa mang lại một sự lịch thiệp, nhẹ nhàng cho ngôi nhà, cánh hoa xòe ra như những tia lửa làm ấm cả gian phòng. Đặc biệt hơn nữa là những bát thủy tiên, loài hoa nở sớm nhất vào lúc chớm xuân. Bộ rễ thì trắng muốt, mập mạp, nhẹ nhàng trôi trong nước. Những chiếc lá xanh mềm mỏng, cong cong cộng với bông hoa chúm chím trong trẻo, ở giữa điểm một màu vàng rực rỡ. Có hoa thủy tiên trong nhà, ta không chỉ được thưởng thức sự thanh nhã của hoa, mà còn đâu đó thoang thoảng hương thơm mát dịu, không loài hoa nào có được. Ngoài hoa ra, ta còn phải nhắc đến những con người ở đó. Những cụ già ngồi bán cây cảnh, thảnh thơi vừa ngắm nhìn cây vừa trò chuyện với những người cùng chung sở thích. Những người bán đào vừa khoe nét đẹp của cành đào mình có, vừa chia sẻ với người mua những khó khăn để có một cành đào đẹp. Những cô gái ở quày bán hoa vừa vui vẻ chào mời các loài hoa tươi thắm, vừa đưa ra những lời khuyên hữu ích để cắm hoa. Nhiều khi ta đến không chỉ để mua hoa mà còn để kết bạn, để tâm tình những gì mà thiên nhiên đem lại. Mà đâu chỉ có người bán, những người đến thăm chợ hoa, mỗi người mỗi vẻ. Trai thanh gái lịch xúng xính trong các bộ trang phục đủ màu sắc, làm tăng thêm sự sinh động cho trời đông lạnh giá. Thấp thoáng đâu đó, có những anh bộ đội, người lính hải quân được dịp nghỉ phép trở về. Cũng còn có thể gặp ở đây những người khách nước ngoài, những Việt kiều xa quê. Cứ mỗi bước đi, ánh mắt họ lại như bật ra câu hỏi: Đẹp đến thế này ư? Làm sao rời Việt Nam mà không nhớ tiếc?...

Năm hết Tết đến, chợ hoa vẫn họp thường niên, đem lại bảy ngày đầy màu sắc, nhộn nhịp giữa những bộn bề lo toan để chuẩn bị gia đình một cái Tết đầy đủ, no ấm. Tuy rằng năm nào cũng có chợ hoa, nhưng mỗi năm, ta lại tìm ra cái mới, không có năm nào là giống năm nào. Chính vì thế, nên chợ hoa vẫn luôn đông đúc những người mua kẻ bán, những người thưởng hoa, thưởng không khí Tết đến gần.