Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lưu học sinh đang ở nước ngoài , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 598
Điểm GP 57
Điểm SP 507

Người theo dõi (117)

Đang theo dõi (2)

Người Bạn Kũ
Jesseanna

Câu trả lời:

Bài làm 5:

Trời vừa xế bóng, trăng đã lên rồi, ánh trăng ban đầu rất yếu, tưởng chừng như không đủ sức để đánh đuổi mặt trời, nhưng chỉ một lát sau, nó dần dần lan toả khắp không trung và trở thành thứ ánh sáng chính của bầu trời.

Đêm Trung Thu năm nay, trời không có một gợn mây, chỉ thấy trăng và ngàn vạn ngôi sao nhỏ bé. Ánh trăng không như mặt trời, nó không chói chang và đầy vẻ hung hãn, mà nó rất dịu dàng và dễ chịu, nhưng vẫn đủ sức soi sáng vạn vật. Ánh trăng soi xuống dòng sông nhỏ, sông liền chộp lấy thứ quà tặng mà Hằng Nga đã ban xuống cho nhân gian, trát lên chiếc áo khoác của mình. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng, chúng xoè những bàn tay đủ kích cỡ để đón lấy thứ của quý trời cho. Ô kìa! Ai thế nhỉ! Thì ra là chú Cuội nổi tiếng nói dối đang ngồi gốc cây đa đây mà, có lẽ chú đang cười rất tươi để mừng ngày Tết Trung Thu vui vẻ này.

Ngắm bầu trời, cây cỏ một hồi, bỗng...em chợt nghĩ đến nếu không có trăng sao thì thế nào? Hẳn là khắp không trung chỉ có một màu đen tĩnh mịch, quang đãng, lạnh lẽo và tối tăm. Sẽ không còn cảnh vui chơi, rước đèn tấp nập, mà chỉ thấy sự trống trải đến lạ lùng. Càng nghĩ, em lại càng quý trăng hơn. Thứ ánh sáng tuyệt vời chỉ có một chứ không có hai.

Câu trả lời:

Bài làm 4:

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trới trong vắt, thăm thẳm cao. Ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Cỏ cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, rặng tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! Mọi người đang say sưa ngắm trăng. Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. Hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục cho khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi oẳn tù tì, nhảy dây, trốn tìm... Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hội cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

Câu trả lời:

Bài làm 3:

A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh.

Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.

Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm.

Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một.

Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.

Câu trả lời:

Bài làm 2:

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong dưới làn nước trong vắt. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm. Cây phượng vĩ, cây xà cừ vươn mình lên để ngắm cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Buổi chiều vừa được trời đất ban tặng cho một trận mưa thoả thích, tôi đã say sưa ngủ một giấc dài. Bất chợt ánh vàng chiếu le lói trong mắt tôi. Tôi mở mắt ra thì trăng đã xuyên qua khung cửa sổ, đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bây giờ có lẽ đã là nửa đêm.

Tôi ngồi bật dậy bước ra khu vườn nhỏ. Lắng nghe tiếng suối róc rách gần đó. Ánh vàng bừng lên lấp loá ở ngọn cây, từng dòng trăng vàng rót xuống lớp lá non ướt óng ả. Ngước mắt nhìn lên tôi thấy vòm trời cao lồng lộng, cúi đầu nhìn xuống ánh trăng tràn trề trên mặt đất. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Hoa cau, hoa bưởi càng thêm nồng nàn dưới ánh trăng. Trăng chảy nhễ nhại trên tàu dừa, tàu lá chuối. Những chiếc lá mít, lá vải, lá nhãn... đung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Bất giác tôi thốt lên thành tiếng: Đẹp! Đẹp quá!

Chỉ mới hôm qua thôi, tôi thấy ánh trăng còn khuyết, trông như con thuyền nan nhỏ giữa giải ngân hà. Vậy mà giờ đây ánh trăng tròn và sáng quá. Ánh sáng vàng tươi rải đều lên vật vật, tất cả nhuốm một ánh trăng vàng.

Tôi bước vội vào nhà và thầm nghĩ: "Cảm ơn trăng nhé! Bạn thật tuyệt vời. Giá ta và bạn luôn được ở bên nhau. Cảm ơn bạn, cảm ơn... cảm ơn".

Câu trả lời:

Tháng 7 ngày 23 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ". Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.

Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, "an cư lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.

Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế má lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi".

Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp

Câu trả lời:

Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở Tiên học lễ, hậu học văn. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là điều cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru, qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử sự từ những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cám ơn sau khi được cho quà, tiếng xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình... Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức, biết kính yêu những người thân, quý mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ chốt và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một đứa con ở nhà không nghe lời cha mẹ, vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc chắn, sau này cũng không thể nào là một công dân có ích. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn, hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi. Bài học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn hoá ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cả cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tinh vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.

Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quyên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không biết xem trọng cho nên kết qụả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiếu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống. Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém, giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chỉ lo học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quý hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần. Hiểu rõ vấn đề, mỗi chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: Lễ hôm nay không chỉ có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hy sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân, ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tim lời dạy quý báu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học suốt cả cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay bên cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

Câu trả lời:

Bài văn cảm nhận, tham khảo

Bức thư cuả thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:

... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.

Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có-âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.

Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”,coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...

Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...

Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .

Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.