Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Sơn La , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 346
Điểm GP 33
Điểm SP 294

Người theo dõi (104)

Đang theo dõi (121)

Nguyễn Nguyễn
harumi05
Angla Nguyễn
I ♥ Jungkook

Câu trả lời:

Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe đọa cuộc sống của người dân.
- Mặt tương phản thứ hai:
+ Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
+ Không khí, quang cảnh: “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga” (phản ánh uy thế của viên quan lại với nha lại, tay sai).
+ Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi “hộ đê” (chứng tỏ một cuộc sống sang trọng, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).
+ Sáng ngời, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.
+ Sự đam mổ tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng...
+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.
+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi: “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy”.
- Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.
a) Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng (“mưa tầm tã”, “vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao (“nước sông Nhị Hà lên to quá”, “dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên”). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến...
b) Với cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mô tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đô đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi người dân phu báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quái nạt và tiếp tục đánh đến “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng là phi nhân tính “lòng lang dạ thú”. Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác đụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.

Câu trả lời:

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Câu trả lời:

Nhớ ơn tổ tiên đã trở thành tình cảm thiêng liêng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Kho tàng văn học dân gian cũng vì thế mà có nhiều câu tục ngữ nhắc đến truyền thống vô cùng tốt đẹp này. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng nằm trong số đó. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trước hết nhắc nhở chúng ta mỗi khi nâng niu trên tay những hoa thơm trái ngọt cần nhớ đến người trồng cây cho quả. Nhớ đến người trồng cây là nhớ đến người gieo hạt, chăm chút vun xới và hái trảy hoa trái cho mình. Nhưng bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng mượn chuyện trồng cây ăn trái để nhắc nhở chúng ta phải nhớ ơn công lao của những người đi trước mỗi khi được hưởng thụ những điều tốt đẹp. “Ăn quả” cũng có nghĩa là được hưởng những thành quả. Và người trồng cây chính là những người đã tạo ra những thành quả ấy. Vậy tại sao ta phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?”. Vì để có được hoa thơm trái ngọt, người trồng cây đã trải qua bao vất vả, mệt nhọc. Này công gieo trồng. Này công vun xới. Này công chăm bẵm tránh mưa, tránh gió. Này công hái trảy, giữ gìn. Đã có bao giọt mồ hôi rơi xuống, đã có bao lo lắng, đợi chờ… Và vì vậy, chúng ta cần nhớ đến người trồng cây với tất cả sự biết ơn. Tương tự như vậy, khi hưởng những thành tựu do người khác mang lại ta cần nhớ đến họ bởi họ đã mất bao công sức vất vả biết bao để làm ra hoặc mua về hạt gạo, mớ rau, con cá. Người công nhân đã cần cù, chăm chỉ biết mấy để làm ra những mảnh vải, những bộ áo quần. Cô lao công cũng đã cực nhọc, lao lực để có được con đường sạch đẹp, thoáng đãng… Chúng ta cần thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như thế nào? Trước hết, ta cần có lòng biết ơn thực sự đến những người đã làm ra những thành quả tốt đẹp cho ta được hưởng. Hơn thế, cần biết trân trọng những thành quả quý giá ấy. Khi xới cơm cần xới vừa đủ, không bỏ cơm canh lãng phí. Khi dùng điện, nước… cần biết tiết kiệm không được lãng phí. Và đặc biệt, ta cần thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể. Biết ngoan ngoãn, lễ phép nghe lời và biết giúp đỡ cha mẹ trong khả năng của mình là cách tốt nhất thể hiện lòng biết ơn của phận làm con. Với những người lao động trong xã hội chúng ta cần biết trân trọng và lễ phép… Cùng với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, dân tộc ta còn rất nhiều những câu tục ngữ có nội dung tương tự: “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”… Tất cả phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của cha anh. Thế hệ chúng ta ngày nay cần biết tiếp tục phát huy những truyền thống ấy.

Câu trả lời:

Cuộc sống là một vòng tuần hoàn: có sinh ắt có tử; có buồn thì cũng có vui; có những lúc thăng và trầm luân chuyển; có kết thúc và cũng có khởi đầu.

“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hơi:

- Sao sớm thế?

Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”

Chiếc lá kia đã sống hết một đời và tự nguyện lìa cành ra đi. Nhưng dường như nó không có vẻ gì là buồn bã hay hối tiếc. Nó ra đi với một nụ cười. Một người thầy đã từng nói với tôi rằng: khi sinh ra trên đời, con khóc oe oe và mọi người nhìn con mỉm cười; hãy sống sao để khi con từ giã cuộc đời, mọi người xung quanh con đều rơi lệ chỉ riêng mình con mỉm cười.

Câu chuyện kia ẩn một thông điệp về cách sống. Mượn chuyện chiếc lá để nói chuyện làm người. Sống khác với tồn tại. Tồn tại có thể chỉ là những tháng ngày nhạt nhẽo, vẫn ăn uống, hít thở khí trời nhưng không làm được gì, không tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống, không có sự tương tác với xung quanh. Sống, nó mang tầm vóc lớn lao hơn. Sống là cho và nhận, cống hiến và hưởng thụ, có lí tưởng của riêng mình và cố gắng không ngừng để đạt được nó. Không phải tự dưng mà phương châm sống của Walt Disney lại là “keep moving forward” – cứ tiếp tục tiến lên, không ngừng tiến tới. Disney là cha đẻ của nhân vật hoạt hình nổi tiếng: chuột Mickey, đồng thời là chủ sở hữu của 18 tượng vàng Oscar. Trẻ em trên toàn thế giới đều biết đến tên ông cũng như những bộ phim nổi tiếng truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ. Khởi điểm của ông cũng bình thường như bao người, lại thêm nỗi sợ chuột mà sau này khi ông đã nổi tiếng nó trở thành một sự gây cười: “cha đẻ” của chuột Mickey lại sợ chuột. Bằng sự chăm chỉ và bộ óc giàu sáng tạo, Walt Disney đã biến nỗi sợ của mình thành một hình ảnh mang giá trị bất tử, biểu tượng cho giấc mơ thời thơ ấu trong mỗi con người.

Chiếc là vàng rơi còn gọi sự liên tưởng đến một câu chuyện khác. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Henry. Truyện nói về cuộc sống của ba họa sĩ nghèo trong một khu trọ tồi tàn bé nhỏ. Sue – cô họa sĩ trẻ, tuổi còn xanh nhưng sức đã tàn, lay lắt như chiếc lá trước gió, sống trong mòn mỏi chỉ nằm chờ chết. Cô nói: khi chiếc lá thường xuân cuối cùng trên cửa sổ rụng đi, cô cũng sẽ lìa đời. Để khơi dậy khát vọng sống, thắp lên hi vọng trong cô, họa sĩ già Bơ men đã dầm mưa, dầm tuyết suốt cái đem mà chiếc lá ấy rơi xuống, để vẽ một chiếc lá xanh mãi. Cụ Bơ men đã hi sinh tính mạng mình để vẽ nên tác phẩm cuối cùng, để cô gái trẻ vin vào đó mà hi vọng, khát khao được sống – cống hiến. Chiếc lá vàng rụng đi nhưng chiếc lá xanh kia còn được ở lại mãi với đời.

Quay trở về với câu chuyện ngụ ngôn. Khi rơi xuống chiếc lá vàng giơ tay lên chào cái gốc. Điều đó phải chăng thể hiện sự tri ân? Bởi gốc là nguồn, là khởi điểm của mọi thân cành. Ở đây ta nhận thêm một thông điệp: sống là phải có trước có sau, không quên ân những cội rễ của mình. Hay chính là câu tục ngữ mà cha ông ta vẫn dậy “uống nước nhớ nguồn”

Hành động sau cùng của chiếc lá “cười và chỉ vào những lộc non” thật nhiều ý nghĩa. Đó là nụ cười viên mãn, hiền hòa, an nhiên đón nhận cái chết nhưng vẫn không quên gửi gắm tình cảm vào thế hệ sau. Một vòng tuần hoàn nhỏ trong chuỗi tuần hoàn lớn đã khép lại để chương mới được mở ra. Sự khởi đầu của một kết thúc lại bắt đầu.