Món khai vị:
- Nên chọn các món ăn nhẹ nhàng và dịu mát như: soup, salad hay các món nộm, rau trộn giúp thực khách không cảm thấy ngán.
- Soup không nên đi kèm các món có nhiều tinh bột mà chỉ nên ăn kèm với phồng tôm
- Nên chọn những chén nhỏ để đựng soup, không nên chọn chén quá to tránh trường hợp khách không dùng hết sẽ gây lãng phí hoặc đã no bụng và không thể ăn thêm món chính.
- Nên tránh sự lặp lại món ăn, những món ăn dùng cho món khai vị thì không nên dùng trong món chính nữa
Món chính:
- Nên kết hợp hài hòa trong danh sách các món chính giữa chế độ dinh dưỡng và mức độ phù hợp
- Nên đa dạng các món ăn như các món nhiều đạm, rau củ quả, món canh. Không nên chọn các món nhiều đạm mà không có rau củ quả và ngược lại.
- Có thể chọn các món như: Gà quay, Tôm bao cốm, Cá tẩm bột chiên, Chân giò hầm, thịt bò xào thập cẩm, canh măng sườn,.. Ngoài ra, còn có món chính là cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy hoặc bánh lá. Vf cũng còn tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền mà lựa chọn những món cho phù hợp.
- Tránh chọn những món quá đơn điệu như: thịt luộc, cá luộc, tôm luộc,…
Món tráng miệng:
- Lựa chọn trái cây theo mùa
- Các món tráng miệng có thể là: hoa quả tươi, các loại kem, chè, thạch rau câu hoặc bánh bông lan,.