Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 456
Điểm GP 68
Điểm SP 488

Người theo dõi (111)

Đang theo dõi (102)

Nhật Linh
Vũ Duy Hưng
Đặng Thu Trang
Hochocnuahocmai
Sách Giáo Khoa

Câu trả lời:

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

​chúc p hk tốt

Câu trả lời:

1. Mở bài:

- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người.

- Trích dẫn câu nói.

2. Thân bài:

a) Giải thích ý nghĩa câu nói:

* Sách là gì?

+ Là kho tàng tri thức:

- Về thế giới tự nhiên.

- Về đời sống con người.

- Về kinh nghiệm sản xuất.

+ Là sản phẩm tinh thần:

- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại.

- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài.

- Hàng hóa có giá trị đặc biệt.

+ Là người bạn tâm tình gần gũi:

- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời.

- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú.

* Tại sao Sách là ngọn dèn sáng bất diệt của trí tuệ con người:

+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực:

- Khoa học tự nhiên.

- Khoa học xã hội

+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian, thời gian:

- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước.

b) Bình luận về tác dụng của sách:

+ Sách tốt:

- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết.

- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân.

- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo.

+ Sách xấu:

- Tuyên truyền lối sống ích kĩ, thực dụng.

- Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách.

c) Thái độ đối với việc đọc sách:

- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài.

- Cần chọn sách tốt để đọc.

- Phê phán và lên án những cuốn sách có nội dung xấu.

3.Kết bài:

- Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay.

chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm .
Trong làng có Thị Mầu con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy, thấy tiểu Kính Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ tiểu xiêu lòng. Bị cự tuyệt Thị Mầu thất tình về nhà dan díu với anh lực điền. Phú ông bắt gặp, sợ mang tiếng với dân làng hàng xóm bèn cho tiền và đuổi anh ta ra khỏi làng.
Thị Mầu mang thai bị làng ngả vạ và bị gọi ra tra hỏi, thị chối quanh nhưng về sau lại đổ cho Kính Tâm. Làng mời Sư Cụ và Tiểu Kính đối chất. Tiểu một mực kêu oan, nhưng Mầu cứ đổ riệt, Kỉnh Tâm bị làng đem ra tra tấn, đòn bộng, máu đổ thịt rơi, mấy lần bất tỉnh, nhưng Kỉnh Tâm vẫn một mực kêu oan. Sư Cụ động mối từ tâm, đứng ra xin bảo lãnh cho trò để đem về khuyên nhủ dạy răn.
Thị Mầu sinh con mang trả nhà chùa. Tiểu Kính nhớ câu Phật dạy "Cứu nhất nhân đắc kì vạn Phúc" nên ẵm về nuôi. Hàng ngày Tiểu bế trẻ đi khắp nơi xin sữa nuôi dưỡng. Ròng rã 3 năm, sức tàn lực kiệt, tiểu viết thư để lại cho cha mẹ rồi hoá. Sau đó mọi người mới hay Tiểu là gái. Nhà chùa lập đàn giải oan cho nàng siêu sinh tịnh độ...
Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm.

​chúc p hk tốt