Khi nói về nữ thi sĩ của tình yêu, không thể không nhắc tới Xuân Quỳnh, người đã có nhiều đóng góp tích cực cho thi ca việt nam. Những vần thơ giản dị đời thường cất lên, như chính tiếng lòng của tác giả. Tiếng gà trưa” là một trong những tác phẩm hay, tuy không phải thuộc thể loại tình yêu đôi lứa nhưng lại thể hiện rất rõ những tình cảm thiêng liêng, gần gũi- tình bà cháu.
Với lỗi thơ năm chữ, mở đầu bài thơ “ Tiếng gà trưa” nữ thi sĩ có viết:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”
Những kỉ niệm tuổi thơ bỗng ùa về với bao nhiêu khoảnh khắc:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những hình ảnh lần lượt hiện ra với những kỉ niệm thật bình dị, là ổ trứng hồng, là những chú gà mái nhiều màu sắc, là những gì mà anh nhớ tới đầu tiên. ổ trứng thật bình dị nhưng nó cũng thật lớn lao, nó là ổ trứng hồng- gắn với tuổi thơ, và chất chứa bao ước mơ hi vọng. Tiếp đến hình ảnh người bà hiện ra với những hành động quen thuộc:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng của bà như vẫn vang vọng đâu đây,bà không chỉ hiện ra trong trí nhớ của người chiến sĩ, mà giống như đang đứng trước mặt anh, vẫn những câu nói, câu mắng yêu, những lời dặn dò, nghe thật cảm động và chân thực. Người bà với bao năm tháng tảo tần nuôi cháu lớn khôn, bảo ban cháu nên người, chắt chiu cho cháu từng li từng tí một:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Lúc trời sương muối,lúc gió mùa về, bà vẫn tảo tần, không lo cho mình mà chỉ sợ đàn gà có gì, sợ đàn gà chết rồi cháu lại không có quần áo mới. Tất cả sự chịu thương chịu khó của bà để đánh đổi lại niềm vui của cháu, qua giọng thơ chúng ta cũng có thể thấy được niềm kính yêu vô bờ mà người cháu dành cho bà. Tất cả những món quà chỉ là cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, nhưng được thêu dệt bởi chính tình yêu của người bà dành cho cháu của mình. Để rồi cuối cùng , tác giả Xuân Quỳnh bật lên mấy vần thơ:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Bằng việc sử dụng điệp từ” Vì” tác giả càng nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu- giờ đây là người chiến sĩ. Đó là những việc những điều bình dị nhất, vì xóm làng, vì tổ quốc, vì bà…hình ảnh của người cháu thật đẹp đẽ, đây là bài thơ thể hiện tình cảm của cháu đối với người bà vừa là tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt.
Tiếng gà trưa là một bài thơ hay và ý nghĩa, bằng những vần thơ nhẹ nhàng sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người. Sự kết hợp giữa tả thực và gợi ra những kí ức đẹp đẽ, bài thơ đã lấy được nhiều cảm xúc của độc giả. Qua đây tác giả, cũng muốn gửi gắm những tình cảm bình dị tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước