Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 25
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 1
Điểm SP 21

Người theo dõi (25)

Đang theo dõi (21)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Phần I. (6 đ)

Dưới đây là một đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.183-184)

1. Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào? (1đ)

2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1đ)

3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì câu “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu nào? (0,5đ)

4. Hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, phân tích vẻ đẹp của nhân vật được khắc họa trong đoạn trích trên, trong đó sử dụng một câu ghép và một trợ từ (gạch chân và chú thích) (3,5đ)

Phần II (4đ)

Kết thúc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật viết:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mùi xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, Tr.132)

1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ đầu tiên trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (1,5đ)

2. Theo em, hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ trên được dùng với những nghĩa nào? (0,5đ)

3. Từ việc cảm nhận về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước (2,0đ)

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

PHẦN I (6 đ)

Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”

1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.

2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.

3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?

4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).

PHẦN II (4đ):

Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:

“… – Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập 1)

1. Xác định ngôi kể và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”

2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn: “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay.” Thuộc kiểu câu nào?

3. Tại sao trước khi chia tay, ông họa sĩ lại khẳng định với anh thanh niên rằng: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại.”?

4. Từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, kết hợp với hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Phần I (4,5 điểm). Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã viết, thật xúc động:

Bếp Hoàng Cầm ta đựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2. Câu thơ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đẩy" giúp em cảm nhận được điều gì về tình cảm giữa những người chiến sĩ lái xe? Trong một tác phẩm thơ khác thuộc chương trình Ngữ văn 9 cũng có cấu nhắc đến một cái "chung" rất xúc động. Hãy chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả.

3. Trong khổ thơ đã cho, hình ảnh “trời xanh” được hiểu là một ẩn dụ để chi niềm lạc quan và ước mơ, hi vọng. Dựa vào hiểu biết về tác phẩm và trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết một đoạn vẫn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thì với chủ đề: “Hãy luôn ấp ủ ước mơ, hi vọng”

Phần II (5,5 điểm). Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng những dòng viết về cách ông Sáu làm chiếc lược ngà cho bé Thu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.... Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.

Nêu công dụng của châu ngoặc kép được sử dụng trong câu: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba"

2. “Quay trở lại chiến khu, anh Sáu đã làm chiếc lược ngà cho con với tất cả tình yêu, nỗi nhớ và cả sự ân hận vì đã đánh con”. Em hãy triển khai câu chủ đề này thành một đoạn. Văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và một thán từ. (Gạch chân dưới câu hỏi tu từ và thán từ được sử dụng).

3. Sau khi học xong tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), cô giáo tổ chức chuyên mục “Điều em muốn nói" để giúp học sinh bày tỏ tình cảm của mình với người cha thân thương qua một câu văn ý nghĩa nhất. Em sẽ viết như thế nào?