Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (10)


Câu trả lời:

1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:
- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Câu trả lời:

Tuổi thơ của tôi êm đềm trôi qua với lời kể của thầy cứ như là những giấc mơ huyền ảo. Từ những nhân vật của kho truyện cổ tích dân gian đến các nhân vật lịch sử như: Lê Văn Hưu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Bạt Tụy, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... tôi đã được biết ngay từ thời thơ dại ấy. Nhớ về thầy, tôi lại giật mình kinh ngạc về trí nhớ tuyệt vời của thầy. Sau mỗi câu chuyện, thầy đều phân tích, lý giải và rút ra những bài học đạo đức theo cách riêng của thầy - rất nhẹ nhàng, dí dỏm và dễ hiểu. Điều độc đáo và thú vị của thầy Khỏa là những điều thầy kể thật gần gũi, không vay mượn điển tích phong kiến phương Bắc như một số bậc được gọi là túc nho ở làng tôi thuở ấy. Những điều thầy kể đều đậm dấu ấn Việt, hàm ý nhắc nhở về cội nguồn dân tộc, những giá trị đạo lý truyền thống đất nước xưa nay mà sử sách đã ghi chép.

Tôi yêu môn sử từ những câu chuyện của thầy. Rồi khi lớn lên, ra đời, tôi quyết định chọn làm cô giáo dạy sử và những kiến thức từ thầy đã theo tôi cho đến tận bây giờ. Năm rồi, dễ hơn ba mươi năm, tôi mới có dịp về quê. Mái trường xưa, con đường xưa, dòng sông xưa, tất cả quá đỗi thân quen và những kỷ niệm thời thơ ấu hiện về trong trí nhớ. Một đêm thao thức trằn trọc với bao ý nghĩ chồng chất lẫn lộn. Sáng hôm sau, tôi lặng lẽ đi về phía cồn, nơi có một nghĩa trang nhỏ của làng. Ôi! Thầy Khỏa của tôi! Nén hương thành kính con xin được đốt lên tưởng nhớ thầy - người đã dạy những bài học đạo đức đầu tiên để chúng con khôn lớn thành người...
Trước khi chính thức trở thành một người thầy, tôi cũng đã trải qua những năm tháng thời học sinh.

Có rất nhiều người thầy, người cô đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng tốt đẹp về lòng yêu thương, tận tụy... Cha tôi cũng là một người thầy trong số đó. Tất cả đã nhen thành ngọn lửa, cho hôm nay tôi tự hào được nối tiếp truyền thống gia đình và được đứng trong hàng ngũ của những người thầy!

Tôi thật khó chọn ra một ai đó để bày tỏ hết lòng tri ân và kính trọng của mình. Đó có thể là cô giáo có cái bớt ở tay, người cô đầu tiên khi tôi học lớp chồi. Cũng có thể là cô giáo lớp một, người đã đánh tôi rất đau và cũng là người lần đầu cho tôi biết nắn nót từng nét chữ... Đó có thể là thầy dạy toán suốt bốn năm tôi học cấp 2, là con người sống nghĩa tình nhất mà tôi được biết. Hiện thầy đã nghỉ hưu, có cuộc sống sung túc, có hai con gái đã định cư ở nước ngoài. Đó có thể là thầy.