Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Trị , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 15

Người theo dõi (3)

Phạm Ngọc Anh
trãi đặng

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

đề a:

EM.

Tôi đến thăm Em vào lúc gia đình Em đang bối rối quá. Hằng, đứa con lên hai tuổi của Em thì đang gào lên như ống bê bổ. Mẹ Em thì đang giận giữ, mắng mỏ. Hai vợ chồng Em thì đang tiu nghỉu như mèo bị cắt tai.

Thấy tôi đẩy cổng bước vào, vợ chồng Em vội chạy ra đón, mừng rỡ như người bị đắm tàu vớ được phao SOS. Mẹ Em thôi mắng, có vẻ cụt hứng. Hằng thôi khóc, trố mắt nhìn tôi.

Tưởng có chuyện gì ghê gớm lắm, tôi bắt đầu hồi hộp lo âu. Ai ngờ… chỉ là chuyện nhỏ tí xíu.

1.

Anh bán kem đạp xe qua trước cổng. Leng keng. Leng keng. Em khoát tay từ chối. Anh bán kem dừng lại, rung chuông liên hồi để dụ con nít. Leng keng. Leng keng. Tiếng chuông dai dẳng, nhức nhối và đáng ghét quá chừng. Bé Hằng từ dưới bếp chạy tới, nhõng nhẽo, ngước mắt nhìn lên, giọng tha thiết…

– Ba!

– Gì?

– Ba mua kem cho con.

– Không!

Anh bán kem vẫn đứng đó, vẫn leng keng, leng keng. Cố đấm ăn xôi. Em nổi nóng.

– Tôi không mua. Anh đi lẹ giùm tôi.

Anh bán kem nguýt một cái, rồi hỡn dỗi nhấn bàn đạp. Bánh xe lăn. Bé Hằng khóc gào lên, giãy đành đạch.

2.

Vợ Em hốt hoảng chạy tới.

– Tại sao con mình khóc vậy anh?

– Nó đòi ăn kem. Anh không cho. Chỉ có thế thôi.

– Nó khóc muốn hụt hơi kìa!

– Không chết đâu. Bổ phổi mà.

– Sao anh không mua kem cho nó?

– Nó mới ăn bánh hồi nãy. Không nên chiều con một cách phi lý.

Vợ chồng Em thường nhất trí trong phương pháp giáo dục. Em bao giờ cũng có lý, vợ Em vẫn công nhận như vậy. Hai đứa ngồi nhìn bé Hằng khóc như hai nhà tâm lý đang lặng lẽ quan sat và nghiên cứu.

Thấy cả cha lẫn mẹ đều lạnh băng, bé Hằng gia tăng nồng độ đấu tranh. Bé khóc lơn hơn, giãy giụa mạnh hơn và … tè ra quần.

3.

Mẹ Em từ bên hàng xóm về, thấy bè Hằng giãy giụa khốn khổ trên vũng nước, bèn đau đứt ruột. Bà bồng lấy cháu, vừa dỗ dành vừa đi lấy bánh kẹo cho nó ăn, vừa la mắng vợ chồng Em. Mắng xối xả. Mắng tưng bừng.

– Bay sanh con mà không biết thương con.

– Tụi con thương nó chứ. Nhưng tụi con không muốn chiều nó quá, sợ nó hư, vợ Em thanh minh.

– Trứng khôn hơn vịt. Cho bay học cho lắm để bay dạy cả cha mẹ. Họ nhà tôm ***** để đằng đầu.

Hai vợ cồng Em im lặng nhìn nhau. Tiu nghỉu. Bé Hằng đắc thắng ngồi trên đùi bà nội, mặc đồ mới tinh, nhai kẹo nhóp nhép, ra vẻ bất cần đời và coi thường cả…cha mẹ.

EM.

Chỉ trong vòng mười phút, Em bị hai cú sốc.

1. Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của Em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà Em. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình Em gặp rắc rối.

2. Hằng là con của Em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ Em lại la mắng Em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ Em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Chạu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng Em, mẹ Em nào có biết. Oan khiên biết dường nào!

Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?

Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nóikhông với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm nay không biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.

Đúng như Rm nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.

Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”

Câu trả lời:

"Cây bút thần" là một truyện cổ tích thần kì của Trung Quốc. Ngoài nhân vật thần kì, sự vật thần kì, truyện cổ tích này còn hàm chứa một triết lí nhân sinh và một quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Truyện được lưu truyền nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa, nhưng sâu rộng nhất là ở vùng Vân Nam, Tứ Xuyên…

Mã Lương nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, biết tự luyện tập nên vẽ giỏi. Em vẫn chưa có bút vẽ, mơ ước mãi mà chưa được. Cụ già đã đến với em trong mơ. Cụ râu tóc bạc phơ, hiền hậu. Cụ cho em cây bút bằng vàng và khích lệ em:

"Đây là một cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều". Rõ ràng cụ già là Tiên rồi, như Bụt trong ‘”Tấm Cám", như cụ già trong "Cây tre trăm đốt". Cụ già cho Mã Lương cây bút thần là biểu tượng nói lên mơ ước một báu vật, một vật thiêng liêng sẽ giúp Mã Lương cũng như nhân dân lao động biến mơ ước của mình thành sự thật và niềm tin. Chỉ có những người có chí lớn, có tài đức mới được Trời, được Tiên, được Phật phù trợ. Vì thế cụ già mới nói với em: “Nó (cây bút thần) sẽ giúp con rất nhiều".

Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của Mã Lương. Trước đây, em cũng đã từng dùng que, dùng ngón tay vẽ chim, vẽ cá… Bức vẽ nào của em cũng đẹp, nhưng chưa đạt đến độ kì diệu, thiêng liêng. Giờ đây, với cây bút thần trong tay, em vẽ chim thì chim biết hót líu lo và tung cánh bay lên trời; em vẽ cá thì cá vẫy đuôi, trườn xuống sông bơi lượn. Nhờ thế mà thiên nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp thêm.

Mã Lương đã trải qua những năm dài vất vả tự kiếm sông. Với cây bút thần trên tay, em đã vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước giúp bà con nghèo trong làng. Những cuốc, cày, đèn, thùng múc nước… của em "tặng" chắc cuộc đời của họ dễ chịu hơn, có cơm ăn, áo mặc, và có ánh sáng… Chắc là người xưa muốn qua chuyện Mã Lương vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn… này mà gửi gắm một ý tưởng, một quan niệm, một quan điểm: hãy đem nghệ thuật phục vụ lao động, phấn đấu cho ấm no, hạnh phúc của người nghèo, của nhân dân.

 

Trên đời vốn đầy rẫy bọn ăn bám, tham lam, độc ác. Cây bút thần của Mã Lương sẽ giúp gì cho đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân để "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" này? Cuộc đối đầu giữa Mã Lương với tên địa chù là một cuộc đâu tranh mất còn. Căng thẳng và kl diệu, kì lạ thật. Sức mạnh lúc đầu chưa thuộc vồ Mã Lương! Em đã bị lên địa chủ nhốt vào chuồng ngựa, để em phải chết đói, chết rét! Kẻ thù vừa tham lam, vừa vô nhân đạo. Cây bút thần đã cứu em thoát nạn. Em đã vẽ ra lò sưởi để sưởi; em đã vẽ ra bánh để ăn. Rồi em vẽ ra thang như một vũ khí lợi hại để em "vượt ngục" và tạo ra một cái "bẫy" làm cho tên gian ác "chưa trèo qua 3 bậc" đã ngã lộn nhào xuống đất như bị trời giáng! Tên ác bá phóng tuấn mã, vung dao đuổi bắt em, em đã vẽ thành cung tên, em lấy cung tên bắn đúng họng nó! Con ngựa em vẽ cho mình là con tuân mã đưa em đến chân trời mới tự do. Bao yếu tô" kì diệu, bao sức mạnh thần kì trong những tình tiết nói về chuyện nhờ bút thần mà Mã Lương đã diệt trừ được tên địa chủ ghê tởm. ở đây cây bút thần tượng trưng cho sức mạnh chính nghĩa diệt trừ cái ác, hướng về cái thiện.

Mã Lương không hề lạm dụng bút thần khi sống ở một thị trấn xa lạ. Em không vẽ vàng ngọc, châu báu… để trở nên giàu sang. Em chỉ vẽ tranh, như vẽ chim thiếu mắt, thiếu mỏ… để bán lấy tiền đủ sống. Đây là một tình tiết rất thâm thúy.

Vì vô ý lúc vẽ cò, mà làm cho cò biết bay, Mã Lương một lần nữa lại rơi vào tay bọn ác độc, tham lam. Kẻ thù mới của em đầy quyền lực. Em không thể đem cây bút thần để phục vụ tên vua từng gây bao điều tàn ác đối với nhân dân. Không thể bẻ cong cây bút thần để thỏa mãn dục vọng của tên vua xấu xa. Em chỉ vẽ cóc ghẻ, vẽ gà trụi lông… để chúng đái vào cung điện, làm cho mùi hôi thôi bốc lên nồng nặc. Đây là một trong những chi tiết hóm hỉnh nhất trong truyện "Cây bút thần".

Tên vua tham tàn cướp được bút thần, hạ ngục Mã Lương, hắn hí hửng tưởng vẽ gì cũng được. Hắn vẽ vàng nhưng chỉ thành núi, thành đá. Bất ngờ núi sập, đá lăn, tí nữa thì hắn tan xương. Tham thì thâm là như thế đó.

Mã Lương đâu thèm vàng bạc, đâu mê công chúa, lá ngọc cành vàng, em giả vờ nhận mọi yêu cầu của bạo chúa để tìm cách chống lại nó. Em đã vẽ biển, vẽ thuyền, vẽ gió, vẽ bão tố… Tên vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, lũ đại thần đã bị chôn vùi dưới đáy đại dương. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.

Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cũng như đàn thần, niêu cơm Thạch Sanh,… cây bút thần cho ta thấy trí tưởng tượng bay bổng, tài sáng tạo của nhân dân trong cổ tích thần kì.