Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 21
Điểm GP 1
Điểm SP 9

Người theo dõi (11)

Đang theo dõi (18)

Hoàng Sơn Tùng
thu nguyen
Nguyễn Khánh
Kayoko

Câu trả lời:

1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời:

Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.

Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước:

- Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ

- Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.

- Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.

- 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.

3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình.

- Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước

-Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

Lòng người quanh nữa nước non quanh

(Bảo kính cảnh giới 9)

- Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.

- 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn

- Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.

- Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

- Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.

- Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.

4. Nhận xét chung:

- Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà

- Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

- Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.

B. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

Tác phẩm của Nguyễn Trãi dự đoán là rất nhiều nhưng đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:

I. VỀ VĂN

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Ðại Việt sử ký toàn thư.

- Quân trung từ mệnh tập: Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận (Có hơn 70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là những thư từ viết gửi cho quân ta.

- Văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi

- Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428

- Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435

- Dư địa chí soạn năm 1435

II. VỀ THƠ

- Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán

- Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ Nôm (ước đoán, đây là quyển thơ Nôm duy nhất còn sót lại sau thảm án Lệ Chi viên.

Câu trả lời:

1.Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại : – Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những bước thăng trầm, thay đổi và đạt tới trình độ phát triển cao nhất của mình : chủ nghĩa tư bản hiện đại.

– Chủ nghĩa tư bản có mặt tích cực là đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. Chủ nghĩa tư bản hiện đại phát triển trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, do vật, những thay đổi của bản thân nó, đều bắt nguồn từ việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật.

– Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc điểm sau : + Sự chuyển sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước (tức là sự dung hợp giữa các tập đoàn tư bản lũng đoạn Nhà nước), thành một bộ máy thống nhất với quyền lực vô hạn, phục vụ cho quyền lợi của các tập đoàn lũng đoạn. Gần đây, đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia. + Chủ nghĩa tư bản hiện đại bên cạnh những công ty lớn, các tổ hợp lũng đoạn, là những công ty vừa và nhỏ, được trang bị kỹ thuật hiện đại. có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường. +DO yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, lao động sáng tạo chiếm vị trí hàng đầu nên người lao động được bổ sung tri thức nhanh chóng được đào tạo, chiếm vị trí hàng đầu nên người laO động buộc phải có trình độ văn hoá – kỹ thuật cao, được bổ sung tri thức nhanh chóng, được đào tạo nghề nghiệp vững chắc. Vì vậy, nên giáo dục ở bất cứ nước nào cũng phải được cải cách mạnh mẽ. + Diễn ra quá trình tư nhân hoá các khu vực kinh tế Nhà nước, chuyển vai trò can thiệp vào kinh tế của Nhà nước từ trực tiếp sang gián tiếp. Nói cách khác là vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước giảm bớt, vai trò điều tiết của thị trường tăng lên. + Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển có nhiều thay đổi… Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, các nước tư bản phát triển và bị lệ thuộc ngày càng nhiều vào các xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). + Bên cạnh đó, sự xuất hiện các nước công nghiệp mới (NICs) đã làm giảm bớt sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước tư bản phát triển. + Sự Liên hợp quốc tế ngày càng tăng : Một cộng đồng mới bào gồm nhiều dân tộc phát triển thành Liên minh Châu Âu (EU), đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình thống nhất châu Âu; các công ty xuyên quốc gia ngày càng giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng thế giới. + Nhờ cách mạng khoa học – kĩ thuật nên năng suất tăng vọt làm đời sống nhân dân được nâng cao. + Tự do kinh tế và chính trị đã được nâng cao hơn trước; giảm giờ làm, nâng cao mức sống, xã hội hoá các hình thức sản xuất … Văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật phát triển cao. 2. Hạn chế : – Mặc dù phồn vinh, phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật song chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại trong lòng nó những hạn chế và mâu thuẩn xã hội không khắc phục được : + Mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân. + Mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc lớn không giảm, dù có sự thoả hiệp, liên minh, nhượng bộ. + Mâu thuẫn giữa hai cực giàu nghèo. + Xuất hiện tệ nạn xã hội của một “xã hội tiêu dùng’’

Câu trả lời:

1. Kiệt tác của Cụ Bơ men
- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường.Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.
- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và long hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.
- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.

2. Tình yêu thương của Xiu
- Xiu rất thương Giôn xi, cô lo sợ không biết mình sẽ ra sao nếu Giôn xi chết đi.
- Đối với Giôn xi, Xiu tận tình chăm sóc, chiều chuộng, chỉ trừ một việc : Xiu làm một cách chán nản khi Giôn xi muốn kéo chiếc mành lên để nhìn thấy cây thường xuân.Chính chi tiết này chứng tỏ Xiu không biết gì về ý định của Cụ Bơ men cả.Vì thế khi nhìn thấy chiếc lá duy nhất trên cây, Xiu vô cùng buồn bã và lo lắng vì nghĩ rằng cái chết của Giôn xi đã đến cận kề khi chiếc lá cuối cùng kia rụng xuống.
- Đó chính là sự hấp dẫn của tác phẩm, nếu để Xiu biết ý định của Cụ Bơ men thì chúng ta sẽ không thể đọc được những dòng chữ mưu tả tâm trạng Xiu đầy lo lắng, yêu thương, và thấm đẫm tình người như vậy.

3. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi
- Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá , người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy.Và sang hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao?
- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết.Cô đã chuẩn bị sẵn sang cho chuyến d9i xa đầy bí ẩn của mình.Cô nghĩ rằng “ Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết”.Cô cảm nhận được sợi dây rang buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần…
- Lần kéo mành thứ 2 , cô “ không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. “Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”.Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi.Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia.Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa… nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ?Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình????

4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần là một đặc điểm nổi bật trong chiếc lá cuối cùng.
- Người đọc thương cảm lo lắng cho Giôn xi khi thấy cái chết của nàng sắp cận kề. Nhưng kết thúc truyện, tình huống bỗng đảo ngược : Giôn xi trở lại yêu đời, khỏe mạnh, ham sống, thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo…làm cho Xiu và người đọc rất bất ngờ và cảm thấy nhẹ nhõm.
- Đảo ngược tình huống lần thứ 2 là : Cụ Bơ men đang khỏe mạnh, đến cuối truyện bỗng chết vì sưng phổi, lần này khiến cho người đọc lại một lần nữa bất ngờ, nhưng cảm động.