Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 37
Điểm GP 7
Điểm SP 41

Người theo dõi (6)

Đang theo dõi (1)

ATNL

Câu trả lời:

Phải phát triển = cách nuôi trồng

1/ Chuẩn bị chuồng nuôi:

Trên thực tế người ta nuôi trùn theo 02 dạng chuồng:

- Luống nuôi trùn:

Luống nuôi trùn có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối trùn rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng.

- Thùng nuôi trùn:

Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi trùn phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho trùn và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi trùn phải đảm bảo kín không cho trùn bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi trùn làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng.

Nuôi trùn trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70- 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con trùn. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng.

Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử ta sử dụng hộp nuôi trùn. Hộp nuôi trùn phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thóat nước đường kính khỏang 5mm và được lót dưới chất dẽo ngăn không cho trùn bò ra ngòai. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khỏang 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống.

2/ Dụng cụ nuôi trùn:

- Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc trùn, không dùng các dụng cụ khác có thể làm trùng bị thương.

- Tấm che phủ: Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của trùn là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống trùn để trùn liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống trùn.

- Thùng tưới: Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ.

3/ Chọn giống trùn:

Ở Việt Nam, giống và chủng lọai trùn rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống trùn phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Do vậy, để có giống trùn, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai trùn khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài lòai trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

- Trùn đất có nhiều lòai, nhưng chúng ta thường nuôi trùn quế. Trùn quế là lọai trùn phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.

- Giun quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là giun quế cho 1 lứa đẻ. Giun quế từn 3-4 lứa đẻ đầu tiên, sau đó thì 7 ngày cho 1 lứa đẻ.

- Giun quế là lòai động vật lưỡng tính sốmg tại chỗ, nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói về việc tăng số lượng giun là lòai động vật sinh sản nhanh nhất.

4/ Mật độ:

Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng súat 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm.

Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).

5/ Thức ăn và cách cho ăn :

- Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho trùn đất. Thức ăn sử dụng cho trùn đất ở dưới dạng tươi.

- Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho trùn. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.

Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho trùn ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao trùn có khoảng trống chui lên thở.

Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống trùn. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.

6/ Ủ phân làm thức ăn cho trùn:

- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, ...

- 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...)

- 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, ...)

Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.

Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp.

Câu trả lời:

Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài km.
Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng... Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.
Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông (hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause).

Cơ sở là bộ não phát triển để hình thành tập tính ở sâu bọ

Câu trả lời:

Thêm luôn nhé bạn hỏi z kodc rui

Giống nhau:
Kích thước nhỏ
Sinh sản nhanh
Có thể gây bệnh cho sinh vật trong thời gian ngắn khi chúng xâm nhập vào.
Cấu tạo từ 2 loài vật chất cơ bản của sự sống là axit nucleic va protein.
Với âm thanh có tần số siêu âm tế bào đều bị phá hủy
Chiếm đoạt vật chất tế bào chủ
2. Khác nhau:
Cấu tạo Virut
A. Hình que - trực khuẩn (Bacillus)
B. Hình cầu (coccus) tạo thành chuỗi liên cầu khuẩn (Streptococcus).
C. Hình cầu tạo đám (tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).
D. Hình tròn sóng đôi :song cầu khuẩn (Diplococcus).
E. Hình xoắn - xoắn khuẩn (Spirillum,Spirochete).
F. Hình dấu phẩy - phẩy khuẩn (Vibrio).
Virut
Cấu trúc đối xứng dạng khối đa diện 20 mặt
A. Virut khảm thuốc lá
B. Virut đa diện đơn giản
C. Đối xứng H.đa diện
SSVT bằng cách nhân đôi
SSHT bằng cách tiếp hợp
Chu trình nhân lên của virus gồm
5 giai đoạn :
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập (Xâm nhiễm)
3. Sinh tổng hợp
4. Lắp ráp
5. Phóng thích (Giải phóng)
Hấp thụ
Xâm nhập
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Phóng thích
Virut
(1)
(2)
(3)
(5)
(4)
Quá trình tái sản của virut ở thể thực khuẩn :
Hấp phụ
Xâm nhập
Cài xen
Tb tiềm tan
Nhân đôi
Cảm ứng
Sinh tổng hợp
Lắp ráp
Giải phóng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
Mối quan hệ giữa chu trình sinh tan và tiềm tan
Một số chi và họ virut kí sinh trong động vật không xương sống
Virut
Vi khuẩn
Virut viêm gan C(HCV)-hepatitis C virut
Virus SARS
Virus viêm não Nhật Bản B (Japanese B Encephalitis virus)
Virus cúm gia cầm H5N1 (HPAV-Highly pathogenic avian influenza
Vi khuẩn:
a) Có lợi:
Sử dụng probiotic cho hai mục đích:
+ Chế phẩm sinh học, làm thức ăn cho thủy sản.
+ Làm sạch môi trường nước.
Vi khuẩn Bacillus: ăn protein dư thừa trong nước thải, do đó các hợp chất như ammonia và H2S sẽ giảm bớt.

II. Ảnh hưởng của vi khuẩn và virut đến NTTS:
Vi khuẩn lactic: đặc điểm là tiết ra protein ngoại bào tấn công các loại vi khuẩn khác khi cho vi khuẩn vào nước,thức ăn, cá hoặc tôm sẽ nuốt vào ruột,vi khuẩn lactic tăng cường khả năng kháng bệnh cho vật chủ.

Vi khuẩn nitrate hoá: phân giải amonianitrite nitrate cho các loại rong, tảo, thuỷ sinh sử dụng.
b) Có hại
Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, kìm hãm phát triển và mở rộng sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội.
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng gần giống nhau, đặc biệt là trên cá.
Một số bệnh do vi khuẩn
Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas
Bệnh nhiễm khuẩn do Edwardsiella
Bệnh do vi khuẩn Vibrio
Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas:
2. Virut:
Bệnh virus trên tôm đang là một thảm họa cho nền sản xuất nuôi trồng thủy sản cho Việt Nam và thế giới.
Theo ước tính của BộThủy sản, thất thoát do bệnh virus gây ra cho tôm sú vào khoảng 30%– 50% sản lượng thu hoạch.
Các loại virus gây bệnh trên tôm sú đang phổ biến tại Việt nam là :
Virus gây hội chứngđốm trắng (WSSV – White spotsyndrome virus),
Hoại tử (IHHNV –Infectious hypodermal andhaematopoietic necrosis virus),
Bệnh còi (MBV – Monodon baculovirus),
Đầu vàng (YHV – Yellow-headvirus), v.v…

Đặc điểm chung của bệnh virus
ở động vật thủy sản

Nguy hiểm, gây tác hại lớn
Thường xảy ra ở một giai đoạn phát triển của ký chủ
Có tính mùa vụ (khí hậu, thời tiết)
Vật nuôi bị stress, sức đề kháng suy giảm
Không có thuốc trị
Hội chứng bệnh đốm trắng (White spot syndrome – WSS):
Tôm nhiễm WSSV
Tôm khoẻ mạnh
Bệnh virut MBV:
Mô gan tụy:
Hội chứng đầu vàng ở giáp xác
Tôm bị bệnh virus đầu
vàng
Mang tôm bệnh có màu vàng
và tích dịch
Hội chứng Taura: